Hát Lừu (Trạm Tấu, Yên Bái) phát triển nuôi trồng thủy sản
Ông Lò Văn Phương, bản Hát 1 từng là cán bộ huyện, đi nhiều và tham quan học hỏi khá nhiều mô hình phát triển kinh tế của các địa phương. Ông cũng tìm đọc các tài liệu để áp dụng vào thực tế, thành công có mà thất bại cũng nhiều. Nhận thấy tiềm năng về nguồn nước tương đối dồi dào, sẵn có một số diện tích lúa ven suối năng suất thấp, ông đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 300m2 diện tích ruộng năng suất kém sang nuôi cá.
Lúc đầu, ông chỉ thả xen canh một số loại cá thuần chủng như: Trắm cỏ, chép, trôi. Sau 1 năm nuôi thử nghiệm cho hiệu quả tương đối tốt, cá đạt trọng lượng trên 1kg, ngoài việc cải thiện nhu cầu sinh hoạt của gia đình, ông cũng bán ra thị trường gần 1 tạ cá, thu lãi gần 10 triệu đồng. Khi về nghỉ hưu, ông Phương tiếp tục vận động con cháu và bà con dân bản tập trung khai thác tiềm năng về nguồn nước để nuôi trồng thủy sản.
Thấy hiệu quả rõ rệt, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi, mở rộng diện tích ao nuôi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Điển hình như gia đình ông Lò Văn Hương, bản Lừu 1, nhận thấy hiệu quả của việc nuôi trồng thủy sản đã mạnh dạn mở rộng và chuyển đổi những chân ruộng trũng, năng suất kém sang nuôi cá. Từ hơn 500m2 ao ban đầu, đến nay, gia đình ông Hương đã có 1.500m2 ao. Gia đình ông Lò Văn Cù, bản Lừu 1, cũng có 2.000m2 ao. Gia đình ông Lò Văn Păn là một trong những hộ có diện tích ao lớn nhất, nhì xã với gần 3.000m2. Bình quân mỗi năm, gia đình ông Păn cũng xuất bán ra thị trường 3 - 4 tạ cá, thu về trên 200 triệu đồng.
Là xã vùng cao, Hát Lừu có 743 hộ với trên 3.400 nhân khẩu, 100% đồng bào dân tộc Thái sinh sống tại 5 thôn, bản. Đời sống người dân nơi đây vẫn tương đối khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trên 49%. Trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, Hát Lừu đang tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi đa dạng ngành nghề với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 5% số hộ nghèo. Tập trung khai thác thế mạnh của địa phương là sẵn có nguồn nước tự nhiên tương đối dồi dào, xã đang vận động nhân dân đẩy mạnh việc chuyển đổi những diện tích canh tác lúa vùng trũng ven suối, năng suất kém sang nuôi trồng thuỷ sản để tăng thu nhập cho nhân dân.
Từ một vài hộ nuôi thử nghiệm ban đầu, đến nay, phong trào nuôi cá đã phát triển rộng khắp ra toàn xã, trong đó, tập trung nhiều nhất là bản Hát 1, bản Lừu 1 và thôn Vũng Tàu. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của xã trên 9ha, sản lượng bình quân đạt trên 18 tấn và dự kiến năm 2015, sản lượng cá sẽ đạt khoảng 19 tấn.
Theo ông Lò Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã, đầu ra của sản phẩm tương đối thuận lợi. Để thúc đẩy và khuyến khích nuôi trồng thủy sản trong nhân dân, Hát Lừu đã xây dựng phương án thành lập hợp tác xã cá sạch để trình UBND huyện phê duyệt. Chỉ nay mai, khi hợp tác xã đi vào hoạt động, Hát Lừu sẽ là địa phương duy nhất của Trạm Tấu cung cấp nguồn cá sạch cho huyện, đồng thời tạo điều kiện để người dân yên tâm mở rộng diện tích ao nuôi và đầu tư cho việc nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Theo tin từ Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh, dự án "Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Hòa Lộc cho sản phẩm xoài cát, hỗ trợ quảng bá sản phẩm" do KS. Ngô Kỷ chủ nhiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) chủ trì đã được nghiệm thu.
Tôm nuôi đang chết hàng loạt tại Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị khiến người dân miền Trung thấp thỏm khi hàng vạn hécta ao hồ nước nợ tại đây vừa xuống giống vụ nuôi trồng thủy sản năm 2013.
Trước tình hình dịch bệnh trên gia cầm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là vi rút gây bệnh cúm xuất hiện thêm nhiều nhánh, chủng mới, ngành thú y và người chăn nuôi trong tỉnh Phú Yên đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, nhất là trong mùa vịt chạy đồng.
Nhằm hồi phục và tiếp tục phát triển giống cam chanh đặc sản, từ năm 2011, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai đề tài “Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…