Ba Năm Liền Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất Đạt Hiệu Quả Cao

Đó là mô hình của gia đình anh Võ Tá Lan, xã Vượng Lộc, Huyện Cạn Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Với diện tích trên 3.000m2, 3 năm liền anh nuôi tôm càng xanh đều đạt hiệu quả kinh tế cao.
Anh Lan cho biết, năm 2011, qua tìm hiểu và học hỏi mô hình ở các tỉnh phía Bắc, anh bắt đầu thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất. Năm đầu tiên do mới bắt đầu nuôi nên anh thận trọng thả mật độ thấp 6 - 8 con/m2, thức ăn cho tôm trong quá trình nuôi tôm chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Sau thời gian nuôi 5 tháng, anh thu được 600 kg tôm càng xanh thương phẩm, với giá bán tại thời điểm đó là 180.000 đồng/kg, anh thu được 108 triệu đồng, trừ chi phí anh còn lãi trên 28 triệu đồng.
Năm 2012 cũng với diện tích 3.000m2, anh thả mật độ dày hơn, là 12 con/m2. Cũng sau gần 5 tháng nuôi anh thu được 850kg, với giá bán 220.000 đồng/kg thu được 187 triệu đồng, lãi trên 40 triệu đồng.
Với những kinh nghiệm thực tế từ 2 năm trước, năm 2013, sau khi cải tạo ao hồ tốt, anh thả 4 vạn tôm giống, đến nay sau 4,5 tháng nuôi anh thu được 960 kg với giá bán 240 - 250 ngàn đồng/kg (tỷ lệ sống ước đạt 80%), doanh thu về 230 triệu đồng, sau khi trừ chi phí giống, thức ăn, anh còn lãi trên 60 triệu đồng.
Sau 3 năm nuôi tôm càng xanh, anh Lan rút ra kinh nghiệm: “Tôm càng xanh dễ nuôi, ít dịch bệnh, giá bán cao, chi phí không lớn. Tuy nhiên, để nuôi tôm càng xanh có hiệu quả cao, ổn định thì việc thứ nhất, cần chọn được nguồn tôm giống tốt; thứ hai, trong quá trình nuôi để tránh thất thoát thì ao hồ nuôi tôm phải đảm bảo, không rõ rỉ, thường xuyên phải kiểm tra xem trong ao nuôi có lẫn cá lóc không...; thứ ba, tôm càng xanh đòi hỏi nguồn nước sạch do đó cần phải có nguồn chủ động”.
Kết quả thực tế từ mô hình nuôi tôm càng xanh của hộ gia đình anh Võ Tá Lan ở xã Vượng Lộc, Huyện Cạn Lộc bước đầu cho thấy, đây là đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao, góp phần đa dạng hoá đối tượng trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, phù hợp với điều kiện khí hậu ở Hà Tĩnh.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.

Mặc dù là mô hình nuôi mới, bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, song được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Thành phố và Trạm Khuyến nông các huyện, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang phương thức nuôi mới.

Chiều 5/8 bỗng dưng hôm cá bơi lờ đờ, sáng hôm sau chết nổi. Chỉ sau 1 đêm, ông đã mất trắng khoảng 60 triệu đồng. 150 con cá mú trọng lượng hơn 1 kg/con nuôi trong bè của chị Nguyễn Thị Ngọc Diệu cũng bị chết đột ngột. Với giá bán hiện tại 260 nghìn đồng/kg cá mú chị Diệu thiệt hại hơn 39 triệu đồng.

Là vùng đất khó giữ nước lại gắn với trồng rừng nên nhiều năm qua 2 huyện Năm Căn, Ngọc Hiển (Cà Mau) khó hoàn thành chỉ tiêu diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy nhiên, với cách làm sáng tạo, một số nông dân của 2 huyện này đã xây dựng được những mô hình đặc thù và hiệu quả.