Hapro cam kết tiêu thụ 1.000 tấn vải thiều Thanh Hà
Hiện Tổng công ty đang gấp rút triển khai kế hoạch này khi vải chính vụ chỉ còn khoảng nửa tháng sẽ bắt đầu chín rộ.
Tại buổi họp giữa Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cùng UBND huyện Thanh Hà và các cơ quan tỉnh Hải Dương bàn các phương án tiêu thụ vải thiều tại thị trường nội địa, ông Nguyễn Hữu Thắng - Chủ tịch hội đồng thành viên Hapro cho hay, đây là lần đầu tiên Tổng công ty tham gia tiêu thụ vải thiều, một lĩnh vực còn khá mới mẻ với Hapro nên sẽ khá mạo hiểm. Tuy nhiên, đây là bước đi ban đầu để Tổng công ty xây dựng chiến lược bài bản có tính dài hơi trong tiêu thụ nhiều loại nông sản khác sau này, chứ không chỉ riêng vải thiều - ông Thắng khẳng định.
Tham gia kinh doanh vải thiều, Hapro xây dựng kế hoạch bài bản từ khâu tổ chức thu mua, in ấn bao bì, đến vận chuyển, bảo quản, và phân phối… với mục tiêu tạo ra kênh tiêu thụ vải thiều đến tay người tiêu dùng với giá rẻ nhưng tạo được sự khác biệt trên thị trường. Ông Thắng cho biết, tổng công ty sẽ triển khai 100 điểm bán buôn, bán lẻ vải thiều tại tất cả hệ thống phân phối của Hapro ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, huy động 6.000 nhân viên của tổng công ty tham gia vào việc bán vải thiều.
Tại các điểm bán hàng của Hapro Hà Nội, vải thiều Thanh Hà sẽ được trưng bày tại các vị trí bắt mắt, tiện lợi cho việc mua sắm của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ bán vải thiều Thanh Hà trên các trang mạng xã hội và trang thông tin điện tử của công ty.
Trước mắt, Hapro Hà Nội sẽ giao cho Công ty CP Phân phối Hapro (là đơn vị trực thuộc) làm đầu mối trực tiếp ký kết các hợp đồng thu mua vải với nông dân Thanh Hà. Theo đó, Công ty sẽ làm việc với các địa phương để đảm bảo việc vận chuyển vải từ Hải Dương lên Hà Nội nhanh nhất, đảm bảo vải phải có mặt tại các điểm bán lẻ trước 5h sáng hàng ngày. Tổng công ty sẽ cử một đoàn công tác thường xuyên có mặt tại Thanh Hà để kiểm soát số lượng và chất lượng quả vải nông dân cung cấp cho doanh nghiệp.
Như vậy, cho đến nay, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là DN hiếm hoi có quyết định táo bạo trong việc bao tiêu sản phẩm số lượng lớn cho người trồng vải ở phía Bắc, đặc biệt không phải để xuất khẩu mà đưa quả vải thâm nhập một cách bài bản ở thị trường trong nước.
Theo UBND huyện Thanh Hà, vụ vải năm nay toàn huyện có khoảng 60 ha vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại 4 xã Thanh Sơn, Thanh Khê, Thanh Xá và Thanh Thủy.
Related news
Các chất bị cấm sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi (vì có thể gây ung thư) thường được sản xuất ở Trung Quốc và vẫn được một số doanh nghiệp Việt dùng tràn lan.
Theo Bộ Nông nghiệp &Phát triển nông thôn (NN & PTNT), 11 tháng đầu năm 2015, ngành nông nghiệp đã xuất siêu 6,26 tỷ USD.
Mặc dù đang là thời điểm chính vụ đông xuân nhưng giá phân bón trên cả nước vẫn ổn định, thậm chí còn giảm do nguồn cung dồi dào. Đây là tín hiệu vui với bà con nông dân, bởi không còn tình trạng như thời gian trước, khi vào vụ thì giá phân bón lại tăng cao do cầu nhiều, cung ít.
Chính nhờ sự năng động thay đổi quy mô sản xuất, nhiều cơ sở đóng ghe, xuồng ở phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường, duy trì nghề truyền thống mà còn giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
Ông Trần Quốc Hoàn - Phó chủ tịch UBND xã Hương Giang, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết: trong hơn 10 ngày qua (từ ngày 14 - 25/11) trên địa bàn xã có 41 con gia súc của nhiều hộ dân ở xóm 3 và xóm 5 đã mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).