Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2013 Cơ Bản Được Mùa

Theo Tổng Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, mặc dù vẫn còn xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, nhưng về cơ bản vụ nuôi tôm năm nay được mùa ở Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tình hình tôm nước lợ những tháng cuối năm tiếp tục diễn biến khá thuận lợi với sản lượng thu hoạch lớn và giá bán tăng cao.
Hiện tại, giá tôm thương tôm thẻ chân trắng cỡ 60-70 con/kg dao động từ 145.000-150.000 đồng/kg, tôm sú cỡ 40-50 con/kg dao động từ 180.000-190.000 đồng/kg. Đối với diện tích tôm nuôi thu hoạch đúng tuổi người nuôi có lãi bình quân từ 100-150 triệu đồng/ha.
Để hoàn thành tốt vụ nuôi tôm năm 2013 và góp phần thành công vụ nuôi tôm năm 2014, Tổng cục Thủy sản có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố ven biển có nuôi tôm nước lợ tăng cường quản lý nuôi tôm vụ 3 tại địa phương.
Cụ thể, chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường chỉ đạo thời gian xuống giống phù hợp với điều kiện thời tiết từng vùng; khuyến cáo người nuôi thả giống phải qua kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền và đảm bảo chất lượng. Tăng cường quan trắc và cảnh báo môi trường, thông báo kịp thời cho người nuôi để có biện pháp phòng trừ dịch bệnh, hạn chế rủi ro; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các yếu tố đầu vào như chế phẩm sinh học, chất cải tạo môi trường và thức ăn.
Bên cạnh đó, quản lý, chỉ đạo thực hiện nuôi tôm theo quy hoạch, khuyến cáo người nuôi tôm không vì lợi nhuận nuôi tôm năm 2013 mà chuyển đổi diện tích trồng lúa, trồng mía, làm muối... sang nuôi tôm làm phá vỡ quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 21/7, tại TP Tuy Hòa, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám và Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Văn Trúc đồng chủ trì hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Tham gia hội nghị có lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, đại diện một số cục, vụ, viện thuộc Bộ NN-PTNT; lãnh đạo UBND các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định; các doanh nghiệp và ngư dân tham gia chuỗi liên kết tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Hiện nay, hơn 3,3 ha tôm nuôi trên địa bàn Diễn Châu (Nghệ An) đã xuất hiện bệnh. Một số đầm, tôm chết nhiều nên phải thu hoạch sớm.

Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.