Hapro cam kết bao tiêu 5.000 tấn vải tươi
Thông tin trên đã được ban lãnh đạo Hapro khẳng định ngày hôm qua (18/5) trong cuộc họp bàn phương án cho chương trình hợp tác tiêu thụ vải thiều 2015.
Cùng với các tín hiệu vui về thị trường XK của vựa vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), quyết định táo bạo này của Hapro có thể sẽ mang lại cú hích lớn cho việc tiêu thụ vải tại phía Bắc tại thị trường nội địa.
Theo kế hoạch, Hapro sẽ phối hợp với UBND huyện Thanh Hà tổ chức thu mua đối với toàn bộ diện tích vải đã được cấp chứng nhận SX theo quy trình VietGAP tại huyện này.
Hapro đã giao cho Cty CP Phân phối Hapro là đơn vị trực thuộc làm đầu mối trực tiếp ký kết các hợp đồng thu mua sản phẩm, sau đó phân phối cho các đơn vị trong và ngoài hệ thống của Hapro trên toàn quốc.
Các Cty thành viên sẽ trực tiếp lấy hàng từ Cty CP Phân phối Hapro để tự tổ chức bán lẻ dựa trên sự chênh lệch giá cả theo các hợp đồng kinh tế.
Được biết, hiện Hapro có hệ thống với gần 20 Cty thành viên với hàng trăm cửa hàng, siêu thị, đại lí bán lẻ trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội, một số đơn vị tại Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước. Các chi nhánh phía Nam của Hapro cũng đã cam kết sẽ đăng ký với số lượng lớn để tiêu thụ tại các thị trường TP. HCM, Đà Nẵng, Bình Phước, Bình Dương…
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐTV Hapro cho biết, sẽ tổ chức ít nhất 100 điểm bán hàng tại Hà Nội.
Ngoài lực lượng nhân viên của các Cty thành viên, Hapro sẽ “trưng dụng” thêm lực lượng sinh viên làm thêm của các trường ĐH-CĐ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Hà Nội tham gia chiến dịch bán hàng. Hapro cũng đang lên kế hoạch giao Đoàn Thanh niên, Công đoàn của Cty phối hợp với các tổ chức, đoàn thể phát động đợt tiêu thụ cao điểm.
Các kênh bán hàng trực tuyến, kèm theo chiến dịch khuyến mãi, chương trình nếm thử sản phẩm, cùng cùng hoạt các hoạt động quảng bá thương hiệu vải thiều Thanh Hà như pano, băng rôn… sẽ được phát động rầm rộ, chú trọng nhất tại các điểm bán hàng tại TP. Hà Nội.
Theo dự kiến, Hapro sẽ tổ chức một sự kiện phát động đợt cao điểm tiêu thụ vải thiều tại Khu D2 Giảng Võ (Hà Nội) vào ngày bắt đầu triển khai bán hàng. Cùng ngày, hơn 100 địa điểm bán lẻ tại Hà Nội và các “đầu cầu” ở các tỉnh thành khác sẽ đồng loạt ra quân tiêu thụ vải…
Nhằm tạo điều kiện bố trí các điểm bán hàng ngoài trời ven các địa điểm, Hapro sẽ có văn bản xin phép Sở Công thương, UBND TP. Hà Nội tạo điều kiện cho phép trưng dụng các địa điểm có thể lập các gian hàng ven các tuyến phố, các địa điểm đông người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm
Bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hàng năm, khi trời êm, biển lặng, tôm hùm giống tập trung nhiều ở các rạn đá, san hô, lại được giá, một số ngư dân làng biển thị trấn Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) lại sửa soạn đồ nghề chuẩn bị cho một mùa bắt tôm hùm giống…
Với chiêu bài mới, các thương lái Trung Quốc núp bóng các tiểu thương Việt để tìm mua con banh lông (một loại thuỷ sản dùng làm mồi câu cá rún) với giá cao ở các cửa biển Cà Mau, Kiên Giang. Nhiều vựa thu mua vì món lợi trước mắt mà “sập bẫy” chiêu bài này.
Những năm qua, công tác nuôi trồng thủy sản (NTTS) được huyện Hải Hậu (Nam Định) tập trung chỉ đạo phát triển theo hướng bền vững.
Những lồng bè nuôi cá mú san sát trước đây ở bãi biển Lạch Dù, huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), nay đang thưa thớt dần, bởi hầu hết người nuôi thua lỗ nặng do giá cá rớt dần từ trước tết đến nay. Bây giờ dưới màu nước trong xanh tận đáy ven bờ, bà con ngư dân nuôi tạm một vài loài hải sản khác, chờ giá cá mú hồi sinh trở lại…
Trước đây, phần lớn nghề nuôi thủy sản ở huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phát triển theo hình thức nuôi tự phát. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng của Đảng và Nhà nước phong trào nuôi tôm công nghiệp (NTCN) trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh.