Hapro cam kết bao tiêu 5.000 tấn vải tươi

Thông tin trên đã được ban lãnh đạo Hapro khẳng định ngày hôm qua (18/5) trong cuộc họp bàn phương án cho chương trình hợp tác tiêu thụ vải thiều 2015.
Cùng với các tín hiệu vui về thị trường XK của vựa vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), quyết định táo bạo này của Hapro có thể sẽ mang lại cú hích lớn cho việc tiêu thụ vải tại phía Bắc tại thị trường nội địa.
Theo kế hoạch, Hapro sẽ phối hợp với UBND huyện Thanh Hà tổ chức thu mua đối với toàn bộ diện tích vải đã được cấp chứng nhận SX theo quy trình VietGAP tại huyện này.
Hapro đã giao cho Cty CP Phân phối Hapro là đơn vị trực thuộc làm đầu mối trực tiếp ký kết các hợp đồng thu mua sản phẩm, sau đó phân phối cho các đơn vị trong và ngoài hệ thống của Hapro trên toàn quốc.
Các Cty thành viên sẽ trực tiếp lấy hàng từ Cty CP Phân phối Hapro để tự tổ chức bán lẻ dựa trên sự chênh lệch giá cả theo các hợp đồng kinh tế.
Được biết, hiện Hapro có hệ thống với gần 20 Cty thành viên với hàng trăm cửa hàng, siêu thị, đại lí bán lẻ trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội, một số đơn vị tại Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước. Các chi nhánh phía Nam của Hapro cũng đã cam kết sẽ đăng ký với số lượng lớn để tiêu thụ tại các thị trường TP. HCM, Đà Nẵng, Bình Phước, Bình Dương…
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐTV Hapro cho biết, sẽ tổ chức ít nhất 100 điểm bán hàng tại Hà Nội.
Ngoài lực lượng nhân viên của các Cty thành viên, Hapro sẽ “trưng dụng” thêm lực lượng sinh viên làm thêm của các trường ĐH-CĐ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Hà Nội tham gia chiến dịch bán hàng. Hapro cũng đang lên kế hoạch giao Đoàn Thanh niên, Công đoàn của Cty phối hợp với các tổ chức, đoàn thể phát động đợt tiêu thụ cao điểm.
Các kênh bán hàng trực tuyến, kèm theo chiến dịch khuyến mãi, chương trình nếm thử sản phẩm, cùng cùng hoạt các hoạt động quảng bá thương hiệu vải thiều Thanh Hà như pano, băng rôn… sẽ được phát động rầm rộ, chú trọng nhất tại các điểm bán hàng tại TP. Hà Nội.
Theo dự kiến, Hapro sẽ tổ chức một sự kiện phát động đợt cao điểm tiêu thụ vải thiều tại Khu D2 Giảng Võ (Hà Nội) vào ngày bắt đầu triển khai bán hàng. Cùng ngày, hơn 100 địa điểm bán lẻ tại Hà Nội và các “đầu cầu” ở các tỉnh thành khác sẽ đồng loạt ra quân tiêu thụ vải…
Nhằm tạo điều kiện bố trí các điểm bán hàng ngoài trời ven các địa điểm, Hapro sẽ có văn bản xin phép Sở Công thương, UBND TP. Hà Nội tạo điều kiện cho phép trưng dụng các địa điểm có thể lập các gian hàng ven các tuyến phố, các địa điểm đông người tiêu dùng.
Related news

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Long Phước, hiện xã có khoảng 30ha tiêu; trong đó 25ha đã cho thu hoạch từ 5 đến 7 năm và 5ha trồng mới. Diện tích tiêu chết đến thời điểm này là hơn 1ha; xảy ra tại ấp Phong Phú. Trước đây, hiện tượng tiêu chết cũng đã xảy ra trên địa bàn xã với diện tích ít và nguyên nhân được xác định là do ngập úng.

Trong thời gian qua, nông dân tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận rất cao từ cây cam sành có hạt. Bình quân mỗi ha cam sành vào giai đoạn cho trái rộ có thể giúp cho nhà vườn thu nhập 700 đến 800 triệu đồng/năm, có hộ lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, nhiều nhà vườn trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi, thậm chí đốn bỏ các loại cây ăn trái khác để trồng cam sành.

Thực ra, gốc gác của những đàn trâu rong giữa rừng núi miền biên ải này vốn dĩ là trâu nhà được chủ thả tự do vào rừng. Đó là tập quán chăn nuôi tự bao đời nay của những người dân các xã nằm sâu trong vùng lõi VQG Vũ Quang.

Có thể nói mai vàng từ lâu đã là một loại hoa truyền thống, là biểu tượng của mùa xuân phương Nam. Từ ý nghĩa và giá trị nhân văn đó mà người người đều thích chưng mai trong ngày tết. Đó cũng là cơ hội tốt nhất cho các nhà vườn giới thiệu những đặc sản tết của mình.

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán là mùa cá bông lau lại về. Vào thời điểm này, bà con ngư dân ở Vàm Nao (An Giang); Đại Ngãi và cù lao Dung (Sóc Trăng), đặc biệt là cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ lại rộn ràng chuẩn bị xuồng ghe, lưới để ra khơi.