Hào hứng biogas
Công trình hầm biogas giảm tải ô nhiễm môi trường
Ông Chu Minh Thể, cán bộ khuyến nông xã Tân Dĩnh cho biết, với số lượng gia súc lớn và chủ yếu chăn nuôi theo hình thức gia trại xen lẫn trong khu dân cư gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của người dân xung quanh.
Đã có không ít lần các hộ dân tập trung gửi đơn kiện lên xã vì mùi chất thải chăn nuôi quá nồng nặc.
Ngay sau khi dự án được triển khai, các hộ chăn nuôi đã chủ động đăng ký xây, lắp.
Việc người dân gửi đơn kiện lên xã đã không còn. Các hộ chủ yếu xây hầm gạch có dung tích khoảng 15 - 20 m3.
Môi trường xung quanh không những được cải thiện mà nguồn khí sinh ra từ hầm còn được tận dụng làm chất đốt dùng trong sinh hoạt và thắp sáng.
Hiện toàn xã có từ 60 - 70 hộ đã đăng ký xây, lắp hầm biogas vào năm 2016.
Công tác hỗ trợ vốn cho người dân minh bạch, rõ ràng.
Ngay sau khi xây, lắp và tiến hành nghiệm thu, dự án chuyển tiền hỗ trợ trực tiếp thông qua số chứng minh nhân dân của chủ hộ mà không qua bất kì khâu trung gian nào, đảm bảo tiền đến tận tay người dân.
Ông Ngô Sỹ Bảo, thôn Tân Sơn 3 cho chia sẻ, gia đình trước giờ vẫn duy trì nuôi từ 30 - 40 con lợn, cũng đã có hầm chứa chất thải từ trước.
Ngay khi biết thông tin được hỗ trợ vốn để xây hầm biogas, gia đình đăng ký làm luôn.
Khí thì để dùng nấu thức ăn cho lợn cũng đỡ được phần nào chất đốt, chất thải cũng không còn mùi như trước.
Trong quá trình triển khai dự án, mỗi hộ tham gia dự án, ngoài việc được hỗ trợ kinh phí còn được dự 1 lớp tập huấn ngắn trong 2 ngày để vận hành công trình khí sinh học sao cho hiệu quả và an toàn.
Hiện nay, trong thôn có nhà bà Liệu, ông Ban và một số hộ khác cũng xây hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Xã Tân Dĩnh nói riêng và huyện Lạng Giang nói chung đã nhận thức được vai trò và hiệu quả rất lớn của các công trình khí sinh học tới môi trường và đời sống.
Ông Hoàng Văn Sơn, kỹ thuật viên dự án LCASP huyện Lạng Giang cho biết, dự án mới được triển khai trên địa bàn huyện được 2 năm nhưng đã có được những thành công bước đầu.
Toàn huyện đã xây, lắp được 700 công trình với dung tích đa dạng từ 12 - 30 m3.
Đặc tính của hầm composite là nhanh, gọn và tiện lợi, song dung tích nhỏ, không phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân nên đa phần các công trình biogas là hầm gạch với dung tích chủ yếu từ 16 - 20 m3.
Tính từ đầu năm đến tháng 10/2015, toàn huyện xây, lắp được 260 công trình (đã nghiệm thu 160 công trình).
Bắt đầu triển khai dự án, Phòng NN-PTNT huyện đã gửi các văn bản tuyên truyền sâu rộng về các xã, thôn.
Đồng thời, tuyên truyền trên các đài truyền thanh xã, huyện về lợi ích của dự án tới môi trường và việc hỗ trợ kinh phí đối với các hỗ tham gia dự án.
Related news
Đây là đề nghị của Sở NNPTNT TP.HCM với UBND thành phố trong báo cáo về tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015.
Nhờ nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi và tập trung thi công đồng bộ kết cấu hạ tầng thủy lợi… nên những năm qua lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của huyện Quế Sơn đã có bước đột phá mạnh mẽ. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo tiền đề quan trọng giúp địa phương xây dựng thành công mô hình nông thôn mới…
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt cho vay vốn đóng mới nâng cấp tàu, vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Chúng tôi có dịp đến nhiều địa phương để cảm nhận sự đổi thay trong phát triển nông nghiệp của người dân Triệu Phong (Quảng Trị). Đây là kết quả của nhiều chính sách mà cấp ủy, chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương áp dụng vào thực tế trong suốt thời gian qua.
Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.