Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hành trình 40 năm đưa nhãn chín muộn xuất ngoại

Hành trình 40 năm đưa nhãn chín muộn xuất ngoại
Publish date: Thursday. October 29th, 2015

Lão nông Triệu Tiến Ích sinh năm 1953, ở thôn Lại Du, xã An Thượng, huyện Hoài Đức.

Sau khi rời quân ngũ trở về, bắt tay vào làm kinh tế, dù xoay xở nhiều nhưng điều kiện kinh tế gia đình ông vẫn còn khó khăn.

Không cam chịu đói nghèo và nhận thấy đồng đất quê hương có giống nhãn ngon, ông Triệu Tiến Ích đã quyết tâm nghiên cứu để bắt giống cây đặc sản này ra hoa đậu quả trái mùa từ năm 1994.

Ông Ích chia sẻ, do lúc đầu chưa có kinh nghiệm, những cây nhãn được ươm trồng có tỷ lệ đậu quả rất thấp hoặc cũng có khi cây đậu quả rồi lại rụng.

Dù rất tốn công, tốn của nhưng không nản chí, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu chiết ghép, tìm hiểu kỹ thuật của các chuyên gia, cũng như học hỏi kinh nghiệm trong dân gian để thực hiện ý tưởng.

Cuối cùng, ông chọn được 7 giống nhãn lồng cùi chín và đặt theo tên chữ viết tắt của tên mình là TI11 đến TI17.

Trong đó, đã có 2 giống được cấp có thẩm quyền thành phố chấp nhận, bảo hộ và cho phát triển đại trà.

Khi làm chủ được cây nhãn chín muộn, ông Triệu Tiến Ích đã mua và thuê thầu của xã An Thượng hơn 2 ha đất nông nghiệp, trồng hơn 800 cây nhãn chín muộn.

Hiện mỗi năm gia đình ông cung cấp ra thị trường từ 6 – 7 vạn cây nhãn giống chín muộn và trên 20 tấn quả nhãn chín muộn.

Giống nhãn chín muộn được bán với giá cao gấp 2 – 3 lần chính vụ.

Ông Ích còn giúp đỡ miễn phí cho nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn chín muộn; là người khởi xướng và đứng ra thành lập Hội sản xuất, kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức.

Không những thế, nhãn hiệu tập thể “Nhãn chín muộn Hoài Đức” đã được xuất khẩu khoảng 900 kg sang Mỹ thăm dò thị trường.

Nếu thành công, sẽ mở ra triển vọng cho sản phẩm nhãn muộn Hoài Đức.

Đối với thị trường trong nước, giống nhãn chín muộn được xác định là 1 trong 4 cây ăn quả đặc sản của Thủ đô và đang được thành phố tập trung phát triển mở rộng.

Đặc điểm của nhãn chín muộn là quả to, màu vàng sáng, mỏng vỏ, cùi dày, ăn giòn thơm, dễ tiêu thụ với giá bán ổn định.

Với diện tích khoảng 100 ha.

Mỗi ha nhãn muộn cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/vụ.

Ông Nguyễn Văn Thủy, hội viên Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức cho biết, giống nhãn chín muộn của trang trại đã giúp thu nhập bà con tăng lên từ 6 – 7 lần so với trồng lúa và các loại cây ăn quả khác.

“Bác Ích là người năng nổ, nhiệt tình, quán xuyến công việc của Hội và có nhiều sáng kiến cho hoạt động Hội”, ông Thuỷ nói.


Related news

Nữ Nông Dân Thành Triệu Phú Nhờ Trồng Nấm Nữ Nông Dân Thành Triệu Phú Nhờ Trồng Nấm

Dằn lưng số vốn ít ỏi 2 triệu đồng, không kiến thức trong tay, chị Đào Thị Thiện (thôn Quảng Hội, Quang Tiến, Sóc Sơn) vẫn quyết tâm học hỏi kinh nghiệm và vươn lên trở thành một “bà chủ” ở thôn Quảng Hội. Chị là một trong bảy gương mặt phụ nữ trên cả nước được Ủy ban Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam bình chọn trao giải Phụ nữ Việt Nam năm 2011

Tuesday. January 31st, 2012
Nóng Bỏng Chống Gà Lậu Trên Tuyến Cửa Ngõ Thủ Đô Nóng Bỏng Chống Gà Lậu Trên Tuyến Cửa Ngõ Thủ Đô

Chiếc xe tải mang biển kiểm soát 16N-0925 đang lao vun vút trên Quốc lộ 5 bỗng phải khựng lại trước hiệu lệnh dừng xe của lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội.

Monday. June 25th, 2012
Phát Triển Mô Hình Hợp Tác Xã Thủy Sản Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Vùng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Phát Triển Mô Hình Hợp Tác Xã Thủy Sản Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Vùng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 21-5, tại TP Cần Thơ, Viện Phát triển kinh tế hợp tác tổ chức hội thảo “Nghiên cứu phát triển mô hình Hợp tác xã (HTX) thủy sản trong xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL”.

Thursday. May 24th, 2012
Nuôi Cá Tràu Không Giàu Cũng Khá Ở Bình Định Nuôi Cá Tràu Không Giàu Cũng Khá Ở Bình Định

Dưới cái nắng xối xả hắt vào mặt, những người kéo lưới, bốc vác, cân cá cạnh ao nuôi cá tràu của nhà anh Huỳnh Văn Lượng ở xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn cười nói vui vẻ vì vụ cá này của nhà anh được mùa được giá.

Thursday. May 24th, 2012
Sản Lượng Cá Tra, Ba Sa Sụt Giảm Ở An Giang Sản Lượng Cá Tra, Ba Sa Sụt Giảm Ở An Giang

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 6 tháng đầu năm 2012 sản lượng cá tra, ba sa nuôi lồng, bè trên địa bàn thu hoạch giảm chỉ bằng 89% so cùng kỳ. Tình trạng thiếu cá nguyên liệu dự báo sẽ tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản trong thời gian tới.

Monday. June 11th, 2012