Hành Trái Vụ Lý Sơn Mất Giá
Nông dân đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi gọi vụ hành Hè Thu là hành trái vụ, bởi rất khó sản xuất do thiếu nước tưới.
Tuy nhiên, vụ hành Hè Thu lại thường có giá cao gấp đôi so với hành chính vụ. Nhưng năm nay không như vậy, giá hành chỉ bằng một nửa năm 2013. Không chỉ giảm giá, sức tiêu thụ cũng yếu đi. Nếu như năm 2013, có thời điểm giá hành lên đến 38.000 đồng/kg thì năm nay hành tốt nhất chỉ có 15.000 đồng/kg.
Theo Phòng Kinh tế và hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn, vụ Hè Thu năm nay nông dân đất đảo sản xuất được gần 200 ha hành, đến nay đã thu hoạch được gần 140 ha, năng suất đạt gần 100 tạ/ha.
Hành đang là cây trồng mũi nhọn của huyện đảo Lý Sơn, chỉ đứng sau cây tỏi. Mỗi năm riêng cây hành và cây tỏi đóng góp đến 20% GDP của huyện. Thế nhưng, với hiệu quả kinh tế như hiện nay, người dân đảo đang phân vân không biết có nên chọn cây trồng khác thay thế hay không.
Có thể bạn quan tâm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với UBND huyện Tân Hồng tổ chức triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, cán bộ nông nghiệp các xã, thị trấn; thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác đang hoạt động trên địa bàn huyện.
Tận dụng phụ phẩm từ vùng chuyên canh lúa, hoa màu (rơm, rạ, thân cây bắp...), để phát triển nghề nuôi bò vỗ béo là mô hình mang lại hiệu quả khá cao. Theo Trạm Thú y huyện Lấp Vò, trong vài năm trở lại đây, số đàn bò ở huyện không ngừng tăng lên. Hiện toàn huyện có gần 3.000 con bò.
Trong nhiều năm qua, các chính sách chăm lo cho hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer nghèo luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ quan tâm.
Những năm gần đây, phong trào nuôi động vật hoang dã của người dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ dân nuôi chồn hương, nhím, dúi, heo rừng lai…, anh Đặng Quang Minh (ở thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) lại chọn cho mình một hướng đi khác, đó là nuôi chim trĩ. Bước đầu mô hình này đã và đang phát triển tốt.
Lâu nay, nông dân ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương thường độc canh với những loại rau truyền thống tại địa phương nên phải chịu cảnh “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Nhiều hộ hiện nay đã mạnh dạn áp dụng sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phá thế độc canh trong nông nghiệp.