Hành Trái Vụ Lý Sơn Mất Giá

Nông dân đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi gọi vụ hành Hè Thu là hành trái vụ, bởi rất khó sản xuất do thiếu nước tưới.
Tuy nhiên, vụ hành Hè Thu lại thường có giá cao gấp đôi so với hành chính vụ. Nhưng năm nay không như vậy, giá hành chỉ bằng một nửa năm 2013. Không chỉ giảm giá, sức tiêu thụ cũng yếu đi. Nếu như năm 2013, có thời điểm giá hành lên đến 38.000 đồng/kg thì năm nay hành tốt nhất chỉ có 15.000 đồng/kg.
Theo Phòng Kinh tế và hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn, vụ Hè Thu năm nay nông dân đất đảo sản xuất được gần 200 ha hành, đến nay đã thu hoạch được gần 140 ha, năng suất đạt gần 100 tạ/ha.
Hành đang là cây trồng mũi nhọn của huyện đảo Lý Sơn, chỉ đứng sau cây tỏi. Mỗi năm riêng cây hành và cây tỏi đóng góp đến 20% GDP của huyện. Thế nhưng, với hiệu quả kinh tế như hiện nay, người dân đảo đang phân vân không biết có nên chọn cây trồng khác thay thế hay không.
Related news

Do thương lái Trung Quốc giảm thu mua, giá mỗi kg thanh long hiện chỉ còn vài nghìn đồng, dù mới đầu vụ.

Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, lô vải thiều 2,1 tấn đầu tiên của Lục Ngạn sau khi được đưa sang thị trường Califonia (Mỹ) đã bán hết chỉ trong vòng một ngày.

Vụ Đông Xuân vừa qua, toàn huyện Phú Thiện gieo trồng gần 8.400 ha cây trồng các loại, trong đó lúa với diện tích 6.066 ha gồm các giống lúa như: HT1, Ma Lâm, Q5, OM4900, hương cốm, tám thơm, DV 108….; còn lại là các loại cây lương thực khác (bắp 350 ha), thực phẩm (rau các loại, đậu), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, thuốc lá, khoai lang) và cây công nghiệp dài ngày (mía trồng mới 800 ha).

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực nghiệm nhiều mô hình trồng cây mắc ca trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang, Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa và nhiều hộ dân các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Prông và TP. Pleiku tự đầu tư trồng mắc ca. Đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 215,6 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nó vẫn còn bỏ ngỏ.

Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, ông Ksor Jú (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) luôn nêu gương sáng trong lao động sản xuất, trở thành trụ cột về tinh thần lẫn vật chất cho gia đình và giúp đỡ những người khó khăn trên địa bàn.