Hàng nghìn tấn vải thiều Hải Dương được tiêu thụ tại Hà Nội

Đó là kết quả của hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều giữa UBND tỉnh Hải Dương và UBND TP. Hà Nội được tổ chức cuối tuần qua.
Bà Lê Việt Nga chia sẻ, nhằm tìm giải pháp tiêu thụ vải thiều niên vụ 2015, cuối tuần qua, UBND tỉnh Hải Dương và UBND TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều. Kết quả, hàng nghìn tấn vải thiều đã được kết nối để đưa vào các kênh phân phối của Hà Nội. Ngoài hình thức phân phối qua siêu thị, Hà Nội còn cho phép thương nhân được bán vải thiều trên các khoảng đất trống đã được cấp phép.
Liên quan đến việc một số điểm bán vải tập trung sẽ ảnh hưởng đến tuyến phố văn minh của Hà Nội, bà Lê Việt Nga cho biết, 24 điểm bán vải thiều tại Hà Nội phần lớn sẽ được đặt tại Đông Anh và Hà Đông nên sẽ đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề tuyến phố văn minh của Hà Nội. Hiện Sở Công Thương Hà Nội và Hải Dương sẽ cho phép một số xe đưa vải vào nội thành Hà Nội. Các xe này sẽ có biển số đàng hoàng và được cấp phép cẩn thận, đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề giao thông và bộ mặt thủ đô.
Vụ vải 2015, Bộ Công Thương phối hợp tiêu thụ 90% sản lượng vải thiều của 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, tương đương hơn 200 nghìn tấn. Ngoài các hội nghị kết nối cung cầu đã được tổ chức tại nhiều địa phương suốt thời gian qua, ngày 10/6 tới, Bộ Công Thương sẽ chủ trì tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều giữa Bắc Giang, Hải Dương với TP. Hồ Chí Minh – một trong những địa phương có tốc độ tiêu thụ vải thiều lớn nhất cả nước. Mục tiêu của hội nghị là các chợ đầu mối và hệ thống siêu thị của thành phố sẽ đón nhận vải thiều vào thị trường này. Kinh nghiệm vụ vải 2014 cho thấy, vải thiều được người tiêu dùng các địa phương miền Đông, miền Tây của TP. Hồ Chí Minh rất ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo, thuộc dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng, giai đoạn 2014-2016”, do bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Hậu Giang, làm chủ nhiệm đã khẳng định được hiệu quả tích cực bước đầu, hứa hẹn nhiều triển vọng.

Tại vùng căn cứ cách mạng Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, có một tấm gương thương binh nỗ lực làm giàu trên chính vùng đất quê hương của mình, đó là ông Trần Văn Đặng, thương binh 3/4, ở ấp 4.

Nhiều khi, bạn cứ mạnh dạn làm khác đi, miễn là việc làm khác đi đó dựa vào những đặc tính cơ bản của rau củ quả, chắc chắn việc bạn thử nghiệm sẽ thành công, ví dụ như việc trồng khoai lang trên giàn.

Với vốn khởi nghiệp chỉ 2 con bò ta, trải qua nhiều lần thất bại, đến nay anh Đặng Ngọc Phong (sinh năm 1981, ngụ ấp Phú Thành A, xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) đã trở thành ông chủ trại bò thịt và bò giống quy mô lớn.

Sau 12 tháng khởi nghiệp với nghề nuôi thỏ, anh Hòa đã có thu nhập ổn định từ việc bán thỏ giống và thỏ thịt, mức lãi bình quân mỗi tháng 30 triệu đồng, vị chi thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm.