Hàng nghìn tấn vải thiều Hải Dương được tiêu thụ tại Hà Nội

Đó là kết quả của hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều giữa UBND tỉnh Hải Dương và UBND TP. Hà Nội được tổ chức cuối tuần qua.
Bà Lê Việt Nga chia sẻ, nhằm tìm giải pháp tiêu thụ vải thiều niên vụ 2015, cuối tuần qua, UBND tỉnh Hải Dương và UBND TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều. Kết quả, hàng nghìn tấn vải thiều đã được kết nối để đưa vào các kênh phân phối của Hà Nội. Ngoài hình thức phân phối qua siêu thị, Hà Nội còn cho phép thương nhân được bán vải thiều trên các khoảng đất trống đã được cấp phép.
Liên quan đến việc một số điểm bán vải tập trung sẽ ảnh hưởng đến tuyến phố văn minh của Hà Nội, bà Lê Việt Nga cho biết, 24 điểm bán vải thiều tại Hà Nội phần lớn sẽ được đặt tại Đông Anh và Hà Đông nên sẽ đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề tuyến phố văn minh của Hà Nội. Hiện Sở Công Thương Hà Nội và Hải Dương sẽ cho phép một số xe đưa vải vào nội thành Hà Nội. Các xe này sẽ có biển số đàng hoàng và được cấp phép cẩn thận, đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề giao thông và bộ mặt thủ đô.
Vụ vải 2015, Bộ Công Thương phối hợp tiêu thụ 90% sản lượng vải thiều của 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, tương đương hơn 200 nghìn tấn. Ngoài các hội nghị kết nối cung cầu đã được tổ chức tại nhiều địa phương suốt thời gian qua, ngày 10/6 tới, Bộ Công Thương sẽ chủ trì tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều giữa Bắc Giang, Hải Dương với TP. Hồ Chí Minh – một trong những địa phương có tốc độ tiêu thụ vải thiều lớn nhất cả nước. Mục tiêu của hội nghị là các chợ đầu mối và hệ thống siêu thị của thành phố sẽ đón nhận vải thiều vào thị trường này. Kinh nghiệm vụ vải 2014 cho thấy, vải thiều được người tiêu dùng các địa phương miền Đông, miền Tây của TP. Hồ Chí Minh rất ưa chuộng.
Related news

Gần 12 năm lập nghiệp trên vùng đất khó, bằng ý chí và nghị lực, vợ chồng anh Nguyễn Quang Trường (32 tuổi) và chị Mai Thị Ngoan (31 tuổi), trú ấp 3, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã là chủ một mô hình kinh tế tổng hợp với 3 ha cao su, điều, kết hợp chăn nuôi thỏ cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Theo chỉ đạo của UBND huyện Đạ Tẻh, để mở rộng mô hình thâm canh điều đúng kỹ thuật, vừa qua, Trung tâm Nông nghiệp huyện đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật thâm canh vườn điều cho các hộ dân tại 7 xã trong huyện là Đạ Lây, Hương Lâm, Mỹ Đức, Quốc Oai, Quảng Trị, Triệu Hải và Đạ Pal. Dự kiến trong thời gian tới, diện tích điều thâm canh của huyện Đạ Tẻh sẽ được tiếp tục mở rộng.

Những lĩnh vực sẽ phát triển sau cây macadamia có thể kể tới là: Sản xuất cây giống, thiết bị trồng, chế biến, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các dịch vụ nông nghiệp cho cây macadamia,… Tổng giá trị các lĩnh vực sau cây macadamia sẽ lớn gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần giá trị về nguyên liệu của ngành trồng trọt cây macadamia mang lại.

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đứng đầu sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt với 18 ngàn tấn, canh tác hơn 73ha được cấp Chứng nhận VietGAP.

Ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) cho biết, doanh nghiệp đã làm việc với Công ty TNHH Target (Đức) có trụ sở chính ở Thái Lan để hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu điều sạch tại Đồng Nai.