Hạn Chế Sử Dụng BKC Trong Nuôi Tôm
Ngày 2/7, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong tháng 4/2013, Nhật Bản đã phát hiện và trả về 5 lô hàng tôm đông lạnh của Indonesia vì có dư lượng Benzalkonium Chloride (BKC) vượt quá giới hạn 0,01 ppm.
CôngThương - Hiện nay, BKC và các sản phẩm chứa hoạt chất BKC thuộc Danh mục sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và đang được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm chứa hoạt chất BKC được sử dụng với mục đích: vệ sinh dụng cụ thiết bị trong trại giống, sát trùng nền đáy khi cải tạo ao, xử lý ao lắng và nguồn nước cấp, giảm mật độ tảo.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Để hạn chế rủi ro cho sản phẩm tôm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này, Tổng cục Thủy đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tuyên truyền, phố biến cho người nuôi tôm và các tổ chức cá nhân có liên quan về việc kiểm soát dư lượng BKC trong sản phẩm tôm (tối đa là 0,01 ppm) đối với thị trường Nhật Bản.
Hướng dẫn người nuôi tôm sử dụng các sản phẩm chứa BKC đúng mục đích, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ kỹ thuật. Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa BKC, chỉ sử dụng khi thật khi thật cần thiết. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm và nhãn hàng hóa sản phẩm có chứa hoạt chất BKC để ngăn chặn các sản phẩm nằm ngoài Danh mục được phép lưu hành.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp mà nhiều hộ dân ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy đã tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình. Đây là động lực giúp cho người dân tiếp tục chuyển đổi số diện tích còn lại.
Thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) chi nhánh Phú Yên đã tập trung đầu tư cho “tam nông”, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân trên địa bàn tỉnh có vốn sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống.
Giá heo hơi trên thị trường đang tăng cao, kéo giá heo thịt tăng từ 10 đến 15% so với tháng trước. Nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh bắt đầu cho tái đàn, sau một thời gian dài “treo” chuồng hoặc nuôi với số lượng ít.
Lãnh đạo UBND huyện Sông Hinh cho biết, mủ cao su trồng tại huyện được các thương lái mua với giá 11.000 đồng/kg mủ đông, giảm 5.000 đồng/kg so với năm trước và chỉ bằng 1/3 giá mủ của năm 2010.
Tháng 07/2013, mặc dù trên biển Đông xuất hiện cơn bão số 2, có tên quốc tế là Rammasun, với cường độ mạnh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khai thác hải sản của ngư dân các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, cũng như người nuôi tại một số tỉnh,. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cơn bão chưa gây tác động nhiều đến kết quả sản xuất trong tháng.