Đồng Tháp thử nghiệm thành công 5 giống lúa tại huyện biên giới
Buổi hội thảo có sự tham gia của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh, đại diện ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, TX.Hồng Ngự. Tham dự hội thảo, các đại biểu đi khảo sát thực tế mô hình trình diễn 21 giống lúa trên ruộng của ông Huỳnh Văn Mẫm (ấp Trung, xã Thường Thới Tiền).
Qua lấy phiếu đánh giá, các đại biểu chọn ra 5 giống lúa chất lượng cao thử nghiệm thành công gồm: OM-189, DTS-4, OM-5451, OM-380 và OM-9584.
Qua hội thảo, Tiến sĩ Trần Đình Giỏi - Viện lúa ĐBSCL ghi nhận những ý kiến góp ý của các đại biểu và người dân để làm cơ sở cho Viện lúa ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu phát huy tính nổi bật của từng loại giống và khắc phục những nhược điểm cho phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng. Từ đó, đưa các giống lúa thành công vào sản xuất đại trà trên đồng ruộng, hướng đến liên kết tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, diện tích trồng cây chôm chôm toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay khoảng 231ha, trong đó 174ha đang cho trái và có thể cung cấp cho thị trường khoảng 2.296 tấn quả/vụ. Chôm chôm là cây ăn quả khá phù hợp đối với vùng đất đỏ bazan, hiện được trồng phổ biến ở các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành và Đất Đỏ.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai, trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê của tỉnh chỉ đạt trên 134 ngàn tấn, giảm khoảng 63 ngàn tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Đồng Nai chỉ đạt gần 271 triệu USD, đạt khoảng 53% so với cùng kỳ.

Lần đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nông dân trồng giống ngô chuyển gen NK66 Bt/GT của Công ty Syngenta đã tận mắt, tận tay trải nghiệm tính ưu việt của công nghệ mới, giúp cây ngô vừa chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate vừa kháng được sâu đục thân, tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập. Đây là một tín hiệu vui cho người trồng ngô, nhất là trước tình hình giá ngô không ổn định như hiện nay.

Cùng với cây hồ tiêu, cà phê là một trong 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Chư Sê (Gia Lai), góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển những năm qua.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long vừa mới báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giống lúa Hậu Giang 2 cho tỉnh Hậu Giang” trước Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh.