Hạn Chế Sử Dụng BKC Trong Nuôi Tôm

Ngày 2/7, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong tháng 4/2013, Nhật Bản đã phát hiện và trả về 5 lô hàng tôm đông lạnh của Indonesia vì có dư lượng Benzalkonium Chloride (BKC) vượt quá giới hạn 0,01 ppm.
CôngThương - Hiện nay, BKC và các sản phẩm chứa hoạt chất BKC thuộc Danh mục sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và đang được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm chứa hoạt chất BKC được sử dụng với mục đích: vệ sinh dụng cụ thiết bị trong trại giống, sát trùng nền đáy khi cải tạo ao, xử lý ao lắng và nguồn nước cấp, giảm mật độ tảo.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Để hạn chế rủi ro cho sản phẩm tôm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này, Tổng cục Thủy đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tuyên truyền, phố biến cho người nuôi tôm và các tổ chức cá nhân có liên quan về việc kiểm soát dư lượng BKC trong sản phẩm tôm (tối đa là 0,01 ppm) đối với thị trường Nhật Bản.
Hướng dẫn người nuôi tôm sử dụng các sản phẩm chứa BKC đúng mục đích, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ kỹ thuật. Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa BKC, chỉ sử dụng khi thật khi thật cần thiết. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm và nhãn hàng hóa sản phẩm có chứa hoạt chất BKC để ngăn chặn các sản phẩm nằm ngoài Danh mục được phép lưu hành.
Related news

Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên người dân ven đầm Thủy Triều ở xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Tuy nuôi cá đang mang lại hiệu quả cao nhưng không ít người dân vẫn tỏ ra lo lắng.

Anh Dũng cho biết, lưới được giăng vào buổi tối, đến sáng kéo lưới thì thấy một con cá rất lớn đang nằm trong lưới. Con cá giãy giụa đã làm rách một phần lưới nhưng không thoát được. Anh Dũng đã dùng dây luồn vào mang con cá, buộc lại, rồi nhờ vài người nữa kéo vào bờ.

Học đi đôi với hành sẽ giúp học viên nắm vững kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Đây là phương châm của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này đang mở các lớp học tại hiện trường về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi.

Hiện nay, thương lái Campuchia sang An Giang, Cần Thơ tìm mua các loại cá nước ngọt, như: Cá lóc, trê phi, rô, điêu hồng… mang về nước tiêu thụ. Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày, có khoảng 100 tấn cá xuất sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, nhiều nhất là cá trê phi và cá lóc.

Với tổng đàn gia cầm toàn tỉnh Sóc Trăng khá lớn hơn 4 triệu 600 ngàn con, trong đó cũng còn nhiều mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi vịt chạy đồng cũng phát triển nên nguy cơ tái phát dịch cúm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi thời tiết đang dần chuyển sang mùa lạnh thì nguy cơ dịch cúm tái phát ngày càng cao hơn.