Hai Loài Gừng Mới Lộ Diện Tại Việt Nam

Newmania serpens N. S. Lý & Skornick và N. orthostachys N. S. Lý & Skornick là tên của hai loài gừng do các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Na Uy, Vườn Thực vật Singapore, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh phát hiện dưới những tán rừng bán thường xanh của cây họ Dầu ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.
Hai loài này thuộc giống gừng Newmania N. S. Lý & Skornick. Đặc điểm chung của chúng là thân giả khá yếu, hoa màu trắng tía, mọc từ thân rễ ngang mặt đất. Loài Newmania serpens có dạng thân bẹ yếu, độ cao cao tối đa có thể đến 100 cm, thường mang 10-15 lá, phiến lá mỏng, hình elip hẹp, gân lá nổi rất rõ, phát hoa thưa, yếu, mọc bò trường trên mặt đất, cánh môi màu tím với vệt đỏ tươi và các sọc trắng ở đáy và giữa phiến.
Ngược lạị, loài Newmania orthostachys có thân bẹ khỏe hơn, chiều cao 60-80 cm, mang 5-8 lá, phiến lá dày, hình trứng ngược elip, gân lá khó thấy, phát hoa bó chặt và mọc thẳng, cánh môi màu tím với các sọc trắng ở đáy và giữa môi.
Phát hiện của nhóm chuyên gia được đăng trên tạp chí chuyên ngành Taxon do Hiệp hội Phân loại Quốc tế xuất bản.
Gừng là một họ thảo mộc sống lâu năm, có thân rễ bò ngang hoặc củ, bao gồm 47 chi và khoảng trên 1.000 loài. Từ xa xưa con người đã dùng gừng để làm cây cảnh, gia vị và thảo dược. Nghệ, riềng, gừng, đậu khấu, sa nhân là các thành viên quan trọng nhất trong họ Gừng.
Có thể bạn quan tâm

Tùy theo điều kiện chủ động rút nước hay chờ nước rút, bà con nông dân ĐBSCL thường xuống giống vụ đông xuân trong tháng 11 và 12.

Trong vòng 3 năm từ 2013-2016, bà con nhận bò nuôi sẽ phải hoàn trả vốn bằng tiền như giá trị ban đầu vay mua bò (22 triệu đồng/cặp) để dự án tiếp tục phân bổ cho hộ nghèo các địa phương khác. Mục tiêu của dự án là đến 2016 có từ 60 - 70% hộ nghèo sẽ thoát nghèo bền vững.

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đà Nẵng, nhưng "thầy giáo trẻ" lại chọn con đường mở trang trại chăn nuôi và làm giàu từ đàn gà, vịt...

Đó là thành quả mà ông Lê Xuân Long, thôn Ngọc Liên, xã Kim An, Thanh Oai, T.P Hà Nội gặt hái được sau hơn 10 năm trồng cam Canh, bưởi Diễn.

Cây vải được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây khỏe, bộ lá xanh sáng, bóng, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, do phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng nên cây vải cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, đặc biệt cây vải kéo dài thời gian cho quả, hạn chế ra quả cách năm, ít rụng quả và quả chín đều.