Hải Dương Phòng Ngừa Bệnh Lùn Cây Ngô
Tỉnh Hải Dương có diện tích trồng ngô khá lớn với hơn 4.000 ha, phân bổ khá đều ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong đó, huyện Thanh Miện trồng hơn 500 ha, Gia Lộc 500 ha, Nam Sách hơn 400 ha, Cẩm Giàng gần 400 ha…
Theo phản ánh của một số người trồng ngô ở các huyện Gia Lộc, Thanh Miện, Cẩm Giàng, trong vài năm gần đây ở một số giống ngô lai, ngô nếp có hiện tượng cây ngô sinh trưởng, phát triển không đồng đều, trong cùng một ruộng có những cây cao, cây thấp khác thường và nhiều cây thấp bé, còi cọc.
Gần đây, bệnh “lùn cây ngô” xuất hiện ở Nghệ An mà không rõ nguồn gốc của bệnh đã khiến nhiều người trồng ngô ở Hải Dương lo lắng và muốn biết có thông tin rõ ràng để có biện pháp phòng trừ, ngăn ngừa thiệt hại.
Ông Vũ Đình Phiên, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương cho biết: Bệnh “lùn cây ngô” là loại bệnh mới xuất hiện, gây hại trên ngô lai giai đoạn từ năm đến bảy lá; bệnh nặng làm cây không phát triển được và chết dần; bệnh nhẹ thì cây phát triển chậm, năng suất, chất lượng ngô thương phẩm thấp; Đến nay chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh “lùn cây ngô” và chưa có biện pháp đặc hiệu để phòng trừ.
Để hạn chế tác hại của hiện tượng "lùn cây ngô", Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật theo dõi sát quá trình phát triển của các cánh đồng ngô, giám sát chặt chẽ những biểu hiện bất thường, nhất là hiện tượng “lùn cây ngô” và báo cáo kịp thời.
Tăng cường phối hợp các địa phương, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm những cây ngô có triệu chứng nhiễm bệnh, loại bỏ cây ngô bị bệnh, thấp bé, còi cọc không có khả năng phát triển.
Đối với diện tích nhiễm bệnh nặng, có nhiều cây ngô bị “lùn”, không có hiệu quả kinh tế cần tiêu hủy toàn bộ diện tích để trồng lại khi còn thời vụ.
Có thể bạn quan tâm
Trước diễn biến đó, ngày 14/3, tại TP Mỹ Tho, Tổng cục Thủy lợi phối hợp với Sở NN-PTNT Tiền Giang tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn phục vụ SX vụ đông xuân 2013 - 2014 và vụ hè thu 2014 ở ĐBSCL.
Triển khai từ năm 2009, Dự án trồng rau hữu cơ do T.Ư Hội NDVN phối hợp với Hội ND xã Định Trung (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) thực hiện không chỉ giúp ND nâng cao thu nhập mà còn đảm bảo sức khoẻ cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Chỉ trong tuần qua, diễn biến thị trường lúa gạo miền Tây đột ngột “tụt áp”. Cả nông dân và giới thương lái đều ngỡ ngàng. Trong khi đó chợ lúa gạo ở vùng biên cũng rơi vào trạng thái trầm lắng.
Cá bông lau là loài cá da trơn, thịt thơm ngon và là đặc sản của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do khai thác vô tội vạ nên gần đây, loài cá này gần như cạn kiệt ngoài tự nhiên. Do đó, việc sản xuất nhân giống cá bông lau là rất cần thiết.
Rất nhiều giống cây trồng có nguồn gốc, xuất xứ từ các nước nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đã được Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM đem về trồng thử nghiệm, cho kết quả khả quan.