Hải Dương Phòng Ngừa Bệnh Lùn Cây Ngô
Tỉnh Hải Dương có diện tích trồng ngô khá lớn với hơn 4.000 ha, phân bổ khá đều ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong đó, huyện Thanh Miện trồng hơn 500 ha, Gia Lộc 500 ha, Nam Sách hơn 400 ha, Cẩm Giàng gần 400 ha…
Theo phản ánh của một số người trồng ngô ở các huyện Gia Lộc, Thanh Miện, Cẩm Giàng, trong vài năm gần đây ở một số giống ngô lai, ngô nếp có hiện tượng cây ngô sinh trưởng, phát triển không đồng đều, trong cùng một ruộng có những cây cao, cây thấp khác thường và nhiều cây thấp bé, còi cọc.
Gần đây, bệnh “lùn cây ngô” xuất hiện ở Nghệ An mà không rõ nguồn gốc của bệnh đã khiến nhiều người trồng ngô ở Hải Dương lo lắng và muốn biết có thông tin rõ ràng để có biện pháp phòng trừ, ngăn ngừa thiệt hại.
Ông Vũ Đình Phiên, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương cho biết: Bệnh “lùn cây ngô” là loại bệnh mới xuất hiện, gây hại trên ngô lai giai đoạn từ năm đến bảy lá; bệnh nặng làm cây không phát triển được và chết dần; bệnh nhẹ thì cây phát triển chậm, năng suất, chất lượng ngô thương phẩm thấp; Đến nay chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh “lùn cây ngô” và chưa có biện pháp đặc hiệu để phòng trừ.
Để hạn chế tác hại của hiện tượng "lùn cây ngô", Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật theo dõi sát quá trình phát triển của các cánh đồng ngô, giám sát chặt chẽ những biểu hiện bất thường, nhất là hiện tượng “lùn cây ngô” và báo cáo kịp thời.
Tăng cường phối hợp các địa phương, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm những cây ngô có triệu chứng nhiễm bệnh, loại bỏ cây ngô bị bệnh, thấp bé, còi cọc không có khả năng phát triển.
Đối với diện tích nhiễm bệnh nặng, có nhiều cây ngô bị “lùn”, không có hiệu quả kinh tế cần tiêu hủy toàn bộ diện tích để trồng lại khi còn thời vụ.
Related news
Hơn nửa tháng nay, một số bà con trồng lúa ở TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây phải gánh chịu thiệt hại vì hiện tượng lúa bị khô bông.
Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước tạm ngưng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng định kỳ hai năm/lần đã khiến việc nhập khẩu phân bón, nhất là mặt hàng phân đạm (Urê) trong những tháng đầu năm nay tăng khá mạnh.
Việc sử dụng chất cấm salbutamol nhằm tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi đang ở mức báo động. Nếu không chặn đứng hiện tượng này, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó xuất khẩu và bị người tiêu dùng trong nước quay lưng.
Hồ tiêu Cư Kuin đã được khẳng định trên thị trường trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, để quảng bá thương hiệu mặt hàng nông sản này huyện Cư Kuin (tỉnh Đăk Lăk) đang tiến hành xây dựng nhãn hiệu chứng nhận "Hồ tiêu Cư Kuin". Dù phía trước vẫn còn một chặng đường dài phấn đấu, nhưng việc mạnh dạn xây dựng thương hiệu cũng đã mở ra nhiều tín hiệu khả quan cho hàng nông sản địa phương.
Ngày 7.9, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ giảm kỷ lục với mức giảm lên đến 51%.