Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Rau Rộng 550 Ha Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Nhằm phát huy hiệu quả chương trình trồng rau an toàn, tiến tới quản lý chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất, Tiền Giang đầu tư hơn 6 tỉ đồng phát triển vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 550 ha tại 4 huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Trong đó, huyện Châu Thành trồng 300 ha, Chợ Gạo 100 ha, Gò Công Đông 50 ha và thị xã Gò Công 100 ha. Dự án được triển khai từ tháng 6-2013 đến năm 2018.
Theo ông Nguyễn Tấn Quốc, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự án nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng rau an toàn của tỉnh, tạo điều kiện để nông dân tham gia chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau an toàn với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Từ đó, tiến tới xây dựng thương hiệu rau an toàn theo tiêu chí VietGAP, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong năm 2013, dự án sẽ tiến hành khảo sát qui hoạch vùng, vận động thành lập 20 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất, chuyển giao kỹ thuật canh tác...
Tiền Giang có diện tích trồng màu trên 41.000 ha cho sản lượng mỗi năm trên 665.000 tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng theo tiêu chí VietGAP còn rất khiêm tốn, mới chỉ hơn 33 ha.
Có thể bạn quan tâm

Ở ấp Bắc 3, xã Hòa Long (TP.Bà Rịa) ông Nguyễn Huỳnh Kiến là người đầu tiên dám đầu tư, phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC) ở vùng đất trũng bỏ hoang, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp gia đình ông ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.

Sáng ngày 23/10/2012, Trạm Khuyến nông Cần Giờ thuộc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức hội thảo đầu bờ “Mô hình nuôi cua thương phẩm bằng giống nhân tạo” tại Ấp An Phước, xã Tam Thôn Hiệp, TP. HCM.

Nhằm giúp nông dân vùng sâu, vùng xa cải thiện đời sống, thoát nghèo, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phong triển khai mô hình nuôi gà tàu vàng cho bà con ở xã Phong Phú.

Vượt qua một số tồn tại, khó khăn ban đầu về quá trình chuẩn bị, NĐ36 đã tạo chuyển biến, đặc biệt chấn chỉnh từ vùng nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra.

Huyện Thới Bình có diện tích nuôi tôm gần 45.000 ha, trong 6 tháng đầu năm 2011, sản lượng thu hoạch đạt trên 6.000 tấn. Đây là con số rất ấn tượng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu vụ với nắng nóng bất thường, nhưng do áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng tăng khá cao