Hà Tĩnh Trồng Rau Xanh Trên Vùng Cát Bạc Màu

Trồng rau xanh theo công nghệ sạch trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển, điều tưởng như không thực tế nay đang trở thành thực tế tại các địa phương vùng bãi ngang ở tỉnh Hà Tĩnh.
Không chỉ trồng cây chắn gió, chắn cát ven biển, hưởng ứng Tết trồng cây năm nay, người dân xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức ra quân trồng rau xanh trên diện tích đất cát đã được quy hoạch. Những dải đất cát bạc màu từ bao đời hầu như không khả dụng trong sản xuất nông nghiệp nay đã được đánh thức bởi công nghệ trồng rau củ quả trên cát.
Điều khó tin này đến từ kết quả của việc thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao cho vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh”. Dự án do Tổng công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.
Nhờ áp dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học với sự tư vấn của chuyên gia nước ngoài nên sau 3 tháng thử nghiệm, 2 ha đất cát hoang hóa ven biển ở huyện Thạch Hà đã trồng thành công các giống cải thảo, cải củ, cà chua, măng tây, năng suất mỗi ha từ 25-30 tấn. Một kết quả chưa từng thấy trên vùng đất vốn không khả dụng về sản xuất nông nghiệp ở vùng ven biển Hà Tĩnh.
Từ thành công bước đầu, vụ xuân năm nay, Hà Tĩnh sẽ mở rộng 20 ha và trong năm 2014 sẽ mở rộng diện tích lên 40 ha rau củ quả trên dải đất cát hoang hóa ở các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Nghi Xuân. Màu xanh của rau đang phủ kín trên những tràng cát bạc màu tưởng như không cây gì có thể sống nổi. Một cơ hội mới trong sản xuất nông nghiệp của người dân vùng bãi ngang đang được mở ra.
Có thể bạn quan tâm

Nhìn chung, vụ quýt Tết 2014, nhà vườn trồng quýt ở Lai Vung thắng lợi lớn khi quýt bán với giá cao, nhưng đối với nhiều thương lái đây là năm làm ăn thất bại... Và phía sau đó là nhiều hệ lụy mà người trồng quýt đang đối mặt.

Tuy nhiên, ngay từ đầu năm do thời tiết bất lợi, nên trên nhiều diện tích tôm nuôi, dịch bệnh đã có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, thiếu con giống chất lượng, nguy cơ dịch bệnh và giá cả vật tư đầu vào tăng cao vẫn đang làm “khó” cho các hộ nuôi.

Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương.

Những rào cản mà các nước nhập khẩu thủy sản đưa ra trong thời gian gần đây, nhất là Luật Trang trại mà Mỹ chuẩn bị áp dụng, buộc các doanh nghiệp (DN) chăn nuôi, sản xuất cá tra trong nước có những thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với những tiêu chuẩn mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khó của thị trường nhập khẩu.

Trong điều kiện thời tiết hiện nay, diện tích ao nuôi tôm bị thiệt hại không đáng kể, chưa tới 1%. Tuy nhiên, địa phương cũng khuyến cáo người nuôi tôm chân trắng tuân thủ việc thả tôm giống, quản lý chất lượng nguồn nước, chăm sóc, dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe tôm ngay từ lúc bắt đầu thả nuôi.