HTX Trung Thành Phát Triển Kinh Tế Tập Thể Theo Hướng Bền Vững
HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Trung Thành, hoạt động trên địa bàn xã Bằng Lang (Quang Bình); được thành lập tháng 1.2003. Trải qua trên 10 năm hoạt động, đến nay HTX đã từng bước phát triển ổn định và đạt được một số thành công nhất định trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các hộ gia đình xã viên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động; góp phần không nhỏ trong XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Lĩnh vực kinh doanh chính của HTX là: Kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp, chế biến nông, lâm sản; với số vốn hoạt động ban đầu của HTX là 786 triệu đồng.
Số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 16 người; tổng số xã viên của HTX hiện lên tới 132 xã viên và hộ gia đình xã viên tham gia.
Trong những năm mới thành lập và đi vào hoạt động, HTX đã gặp không ít khó khăn vì đối tượng sử dụng dịch còn mang nặng hình thức canh tác tự sản, tự tiêu, chưa có áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác.
Chủ yếu sử dụng các loại giống cây trồng của địa phương năng suất thấp để sản xuất; thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, việc bón phân cho cây trồng theo kiểu mạnh ai lấy làm, hiệu quả và năng suất cây trồng không cao; dẫn đến thu nhập của người dân thiếu ổn định, gặp nhiều rủi do trong sản xuất.
Từ những nguyên nhân đó kéo theo kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX bước đầu là rất thấp, chưa tạo được lòng tin với người dân sử dụng các dịch vụ nông nghiệp của mình.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thành Nam, Chủ nhiệm HTX cho biết: Qua nhiều lần khảo sát, đánh giá, đồng thời kết hợp với vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn kỹ thuật canh tác;
Ban quản trị HTX đã đi đến thống nhất phải tổ chức lại công tác quản lý điều hành, cung cấp các dịch vụ tại chỗ cho cho người dân, làm; từng bước tạo lòng tin cho người dân sử dụng hiệu quả các dịch vụ do HTX cung ứng.
Mạnh dạn đưa các giống lúa mới vào sản xuất, quá trình sản xuất tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, các dịch vụ giá rẻ hơn so với các tư thương khác, cung ứng dịch vụ trả chậm cho xã viên.
Qua đo, đã dần tạo được lòng tin của người dân đối với HTX, ngày càng nhiều hộ gia đình đăng ký tham gia xã viên HTX và sử dụng các dịch vụ của HTX. Tính đến nay, đã có 132 hộ gia đình xã viên tham gia HTX, chiếm trên 90% hộ nông dân trên địa bàn xã tham gia xã viên và sử dụng các dịch vụ của do HTX cung cấp.
Từ những thành công bước đầu đó, Ban quản trị HTX đã quyết định mở rộng các loại hình dịch vụ, phạm vi hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ cho các hộ gia đình xã viên, huy động thêm vốn của xã viên HTX và huy động thêm vốn từ các nguồn khác để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chuyển đổi phương thức từ chỗ hoạt động theo truyền thống như làm các dịch vụ đã có sẵn sang hình thức chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh mới đã đem lại những kết quả đáng kể. Việc chuyển đổi dựa trên cơ sở thực tế là HTX đi sâu vào các hoạt động dịch vụ tại chỗ như: Cung ứng giống, vật tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua sản phẩm nông sản cho các hộ nông dân, các hộ nông dân chỉ tập trung vào sản xuất trên diện tích hiện có, không phải lo nghĩ đầu vào cho sản xuất. Qua đó đã thay đổi phương thức hoạt động theo hướng phục vụ sản xuất và đời sống của các gia đình xã viên.
Cùng với sự phát triển KT-XH trong những năm gần đây, xác định được nhu cầu của bà con nông dân trên địa bàn và xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp, Ban quản trị HTX đã thống nhất với các xã viên và đi đến quyết định đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp và phục vụ các hộ nông dân.
Trên cơ sở đó, trong năm 2011 HTX đã huy động vốn đầu tư xây dựng thêm 7 điểm bán lẻ phân bón phục vụ tại chỗ cho các hộ nông dân ở khu vực xa trung tâm xã; đầu tư thêm 5 máy cày bừa mini, 1 máy xay xát liên hoàn, 1 dây chuyền chế biến thức ăn gia súc dạng viên, nhằm mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh dịch vụ, phục vụ nhu cầu của bà con nông dân tại địa phương, tăng doanh thu cho HTX, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho xã viên HTX, góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Đồng thời tổ chức thu mua nông sản tại chỗ phục vụ cho công tác chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch cho nông dân.
Với những thành công và kết quả đã đạt được, Ban quản trị HTX cho rằng: Để đạt được những thành quả đó cùng với sự cố gắng khắc phục khó khăn, sự đồng thuận, thống nhất cao trong tập thể Ban quản trị, dám nghĩ, dám làm, phải năng động, sáng tạo trong tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình triển khai thực hiện phải tạo được lòng tin, sự ủng hộ và tham gia của người dân; xác định đúng nội dung hoạt động và đinh hướng phát triển của HTX, đầu tư phát triển HTX theo định hướng phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ của HTX đối với người dân.
Tăng cường quan hệ giữa HTX và xã viên, chăm lo đến lợi ích xã viên, bảo đảm việc làm, ổn định thu nhập, nâng cao mức sống cho xã viên và người lao động, thăm hỏi xã viên kịp thời khi ốm đau, quan tâm thiết thực đến con em xã viên.
Tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh, khai thác tối đa nhu cầu thị trường nhằm tạo việc làm, thu hút thêm lao động làm việc lâu dài và ổn định trong HTX; tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn để định hướng, xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh cho phù hợp.
Cần liên tục nghiên cứu tìm hiểu trao đổi và học tập kinh nghiệm, tích cực tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý, điều hành, phục vụ công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật tới người dân...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 10/7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận cho Công ty TNHH Trang trại Đa Nhim triển khai dự án trồng cây atisô, sản xuất trà atisô và chiết xuất cao atisô tại xã Đa Nhim (huyện Lạc Dương) trên diện tích 10.370m2 với tổng vốn đầu tư 10 tỷ 356 triệu đồng, thời gian thực hiện là 50 năm.
6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 2,71 triệu tấn gạo, đạt giá trị 1,13 tỷ USD. Trong đó, An Giang xuất 223.700 tấn gạo, tương đương 101 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và 11,3% về giá trị so cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm là gạo không có thương hiệu nên xuất ở phân khúc cấp thấp, giá bán dưới giá sàn.
Dù năng suất đạt khả quan hơn so với vụ hè thu năm 2014 nhưng giá thành sản phẩm mùa vụ này lại tăng cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng kéo dài khiến cây lúa phải đối mặt với dịch bệnh, chậm phát triển, người dân phải tốn nhiều chi phí hơn cho đồng ruộng.
Cứ đến mùa sen, những người trồng sen lưu động lại lang bạt khắp nơi để mưu sinh. Với họ, nghề này không đơn giản để kiếm cái ăn mà còn tiếp nối truyền thống của gia đình tự bao đời nay.
Ông Nguyễn Văn Phúc - nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), tham gia dự án trồng rau theo quy trình VietGAP của METRO Cash & Carry Vietnam - cho biết: “Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp sản phẩm được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn, từ đó có thể tăng cơ hội bán hàng”.