Hà Tĩnh Công Bố Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Gia Súc
Ngày 7/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng trên gia súc ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân.
Trong vòng hơn hai tháng qua, dịch lở mồm long móng đã nhanh chóng bùng phát trên diện rộng tại Hà Tĩnh. Dịch xuất hiện ở huyện Cẩm Xuyên sau đó bùng phát ở 30 xã, thị trấn của bốn huyện gồm Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Nghi Xuân. Dịch đã làm cho 715 con gia súc bị bệnh, trong đó 121 con trâu, 571 con bò và 23 con lợn.
Theo xác định của ngành thú y, dịch trên đàn gia súc đợt này là do virus lở mồm long móng type A - lần đầu tiên xuất hiện ở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Trong thời gian qua, đàn gia súc đã được tiêm phòng bệnh type O nhưng chưa được tiêm phòng vắcxin phòng bệnh type A. Bên cạnh đó, mưa lũ gây ngập lụt kéo dài, việc buôn bán, giết mổ ở một số nơi còn chưa được giám sát chặt chẽ khiến tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chi cục Thú y phối hợp với các huyện triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch; tiến hành tiêu độc khử trùng tại các khu chuồng trại chăn nuôi; lập các chốt kiểm dịch tạm thời, kiểm soát chặt chẽ; đồng thời thành lập các tổ giám sát dịch bệnh tại các thôn, xóm và đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng chống dịch lở mồm long móng.
Quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh ghi rõ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà và Nghi Xuân chỉ đạo chính quyền các xã có dịch, xã thuộc vùng khống chế và cơ quan liên quan thực hiện triệt để những quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc.
Có thể bạn quan tâm
Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.
Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) vừa tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá còm” tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia (ấp 1, xã Vĩnh Xương). Trên diện tích 200m2 đất ao và theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã, ông Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống.
Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.
Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.
Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, nông dân tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có sáng kiến làm quy trình sản xuất nấm rơm ngoài trời theo một quy trình khép kín. Thay vì đốt rơm rạ như trước kia một cách lãng phí, thì nay bà con nông dân tận dụng ngay nguồn rơm để làm nấm.