Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Cây Trồng Mới Ở Bắc Phong

Triển Vọng Cây Trồng Mới Ở Bắc Phong
Ngày đăng: 01/03/2014

Bắc Phong có diện tích tự nhiên 2.233,88 ha, trong đó có trên 600 ha đất sản xuất bao gồm 455 ha ruộng lúa 2 vụ và 3 vụ, phần còn lại là đất trồng màu. Do điều kiện tự nhiên, cây lúa vẫn có vị thế là cây trồng chủ lực trong canh tác nông nghiệp của Bắc Phong, vụ đông-xuân chính cho năng suất bình quân 6,5 tấn/ha.

Nhưng nếu loanh quanh trong cây lúa khó mà tạo bứt phá trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy Đảng ủy xã Bắc Phong chủ trương chuyển dịch dần cơ cấu cây trồng trên đất màu, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông cơ sở nhằm giúp nông dân nhanh chóng tiếp cận khoa học-kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng trọt, chăn nuôi, trong đó chú ý ứng dụng giống cây trồng mới thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương.

Anh Nguyễn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Theo hướng đó, ớt là loại cây trồng đang được nông dân địa phương quan tâm đầu tư, dù chỉ bước đầu nhưng đã cho thấy nông dân tăng thu nhập đáng kể”.

Toàn xã Bắc Phong có 5 ha đất màu trồng ớt, tuy nhiên hiện nay do một số diện tích chưa bảo đảm nước tưới nên trong vụ đông-xuân này chỉ xuống giống trồng 3 ha. Tại vùng đất phía tây bắc thôn Ba Tháp, chúng tôi đã có dịp tham quam vườn ớt 5 sào của ông Nguyễn Văn Đủ đang trồng thí điểm giống ớt mới do nhà đầu tư Hàn Quốc đưa đến. Ớt trồng đã được 2 tháng và đang bắt đầu chín, dự kiến sẽ thu hoạch sau 1 tháng nữa.

Quan sát cây ớt, chúng tôi thấy điểm khác biệt so với ớt sừng địa phương là trái to hơn rất nhiều, thậm chí có trái như một củ cà-rốt nhỏ. Để canh tác giống ớt Hàn Quốc, ông Đủ đầu tư 60 triệu đồng làm đường ống dài 1 km bơm nước từ kênh Bắc lên, chưa kể kinh phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt và hàng rào lưới ngăn gió bao toàn bộ khu vực.

Theo thỏa thuận, trong quá trình khảo nghiệm, nhà đầu tư Hàn Quốc cung ứng giống, các vật tư, phân bón, chi phí chăm sóc và sẽ thu lại toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch. Nếu việc trồng thử nghiệm thành công, nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ đầu tư mở rộng diện tích trồng giống ớt này tại Bắc Phong.

Anh Nguyễn Văn Thông, người đang hợp tác sản xuất với ông Đủ chia sẻ: “Đừng nói chi ớt Hàn Quốc, chỉ trồng ớt nội cũng đã lãi gấp 5 lần làm lúa. Bình quân mỗi sào ớt cho sản lượng 1-2 tấn, với giá 20.000 đồng/kg, trừ chi phí một nửa là có lãi rồi, nhưng vừa rồi ớt có giá trung bình 30.000 đồng/kg nên người trồng ớt càng trúng lớn”.

Trong sự bứt phá tìm hướng đi mới, Bắc Phong đã có một số nông dân năng động dám nghĩ, dám làm, điển hình là ông Nguyễn Thiệu ở thôn Ba Tháp. Đến vườn xoài rộng 1 ha của ông ở vùng Suối Chinh, điều làm tôi chú ý không phải là 150 gốc xoài 5 năm tuổi mà chính là một giống cây trồng vô cùng đặc biệt: Xáo tam phân. Cách đây 5 năm, ông từng là người đầu tiên vào Bình Dương mua giống trồng thử 200 cây tre điền trúc (thất bại vì không hiệu quả kinh tế) và nay lại đi tiên phồng đưa giống cây thuốc đang “nổi đình, nổi đám” từ rừng về trồng trong vườn nhà.

Năm ngoái thấy mọi người ùng ùng kéo nhau lên rừng đào lấy rễ xáo tam phân, ông Thiệu nghĩ cứ kiểu này chẳng mấy chốc cây xáo tam phân trên rừng sẽ cạn kiệt. Thế là ông vào rừng lấy giống 10 cây con đem về vườn trồng thử, không ngờ cây phát triển tốt, ông liền trồng thêm. Đến nay nằm xen giữ vườn xoài, đã có 200 cây xáo tam phân 1 năm tuổi và 100 cây con vừa trồng 2-3 tháng, dự kiến trong năm nay ông Thiệu sẽ cho trồng khắp các chỗ trống trong vườn.

Ông tâm sự: “Cây xáo tam phân 1 năm tuổi có thể đào lấy được 1,5 kg rễ, giá thị trường cả triệu đồng một kg rễ cây tự nhiên. Nói thật nếu có bán tôi cũng chẳng biết định giá ra sao, trước mắt thấy cây phù hợp đất vườn là vui rồi”.

Theo anh Nguyễn Bình, đối với cây ớt, Bắc Phong khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng. Đặc biệt ở vùng đất phía tây bắc thôn Ba Tháp vẫn còn 45 ha đất phụ thuộc nước trời, nếu được đầu tư xây dựng Trạm bơm cung cấp nước tưới, đây sẽ là vùng trồng ớt thích hợp.

Trước mắt, nếu mô hình thí điểm trồng ớt Hàn Quốc chứng tỏ thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, Bắc Phong sẽ có cơ hội chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả. Riêng với cây xáo tam phân, được coi là một hướng đi mới đầy sáng tạo của nông dân, trong tương lai từ vườn trồng của ông Nguyễn Thiệu, Bắc Phong sẽ có thêm cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội nhất định.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển kinh tế gia đình từ việc nuôi dúi Phát triển kinh tế gia đình từ việc nuôi dúi

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư nuôi dúi.

08/04/2022
Trang trại rau hữu cơ rộng 60ha Trang trại rau hữu cơ rộng 60ha

Mô hình sản xuất rau hữu cơ tại trang trại Hoa Viên cung cấp 1 tấn rau mỗi ngày cho người dân Hà Nội.

12/04/2022
Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao

Những năm gần đây, huyện Tiền Hải tích cực tuyên truyền người nuôi trồng thủy sản mở rộng diện tích nuôi tôm công nghệ cao để từng bước nâng cao giá trị.

14/04/2022
Hiệu quả mô hình nuôi tôm càng VietGap trong ruộng lúa ở Cà Mau Hiệu quả mô hình nuôi tôm càng VietGap trong ruộng lúa ở Cà Mau

Hướng tới nâng cao thu nhập cho người dân vùng đất rừng U Minh hạ trên cùng đơn vị diện tích, Sở Khoa học – Công nghệ Cà Mau

15/04/2022
Làm giàu nhờ mô hình vỗ béo vọp trong vuông tôm ở Cà Mau Làm giàu nhờ mô hình vỗ béo vọp trong vuông tôm ở Cà Mau

Để đa dạng đối tượng nuôi trên cùng một đơn vị diện tích, hướng tới tăng thu nhập, gia đình ông Trần Văn Thiệu (ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau)

15/04/2022