Hà Nội đầu tư 110 tỷ đồng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Mục tiêu TP Hà Nội hướng tới là đến năm 2020 duy trì và phát triển diện tích rau được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập.
Đồng thời, hình thành, phát triển và kiểm soát chuỗi sản xuất tiêu thụ rau an toàn, từng bước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch “Chương trình duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020” dự kiến gần 114 tỷ đồng.
Trong đó, kinh phí duy trì sản xuất rau an toàn trên diện tích 5.100 ha là 33,5 tỷ đồng;
Tăng thêm 2.000 ha sản xuất rau an toàn là 29,9 tỷ đồng; phát triển, quản lý chuỗi sản xuất rau an toàn gần 40 tỷ đồng….
Có thể bạn quan tâm

Nhà máy chế biến các sản phẩm cá tra và tôm tinh chế tại KCN An Hiệp (Bến Tre), vốn đầu tư 15 triệu USD, công suất chế biến 10.000 tấn thành phẩm/năm.

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh đã hạ thủy tàu đánh cá vỏ thép đầu tiên hoạt động nghề lưới vây mang tên Hải Cảng 01, số hiệu BĐ 99009.

Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.

Hiện nay, các hộ nuôi tôm càng xanh trên vùng chuyển đổi lúa - tôm kết hợp của huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã xuống giống vụ nuôi chính trong năm. Tập trung nhiều ở các xã: Phước Long, Phong Thạnh Tây A, Vĩnh Phú Tây.

Nghi Thiết (Nghi Lộc - Nghệ An) hiện có gần 11 ha ngao thương phẩm. Tính đến ngày 12/8, khoảng 100 tấn ngao thương phẩm của người dân trên địa bàn huyện bị chết, gây thiệt hại gần 2 tỷ đồng.