Mỹ Tiêu Thụ Tôm Việt Nam Gấp Đôi Nhật Bản Và EU

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong tháng 5, đặc biệt XK sang thị trường Mỹ đã nhanh chóng vượt xa Nhật Bản và EU. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, XK tôm Việt Nam trong tháng 5/2013 đạt 345 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang hầu hết các thị trường chính đều tăng mạnh nhờ đó, tổng XK tôm 5 tháng của Việt Nam tăng 70,4% lên 1,4 tỷ USD.
5 tháng đầu năm 2014, Mỹ dẫn đầu về NK tôm của Việt Nam với 445 triệu USD, tăng 128,6% so với cùng kỳ năm 2013. XK tôm sang thị trường này liên tục được đẩy mạnh kể từ đầu năm khiến Mỹ chiếm tới 30,4% tổng giá trị XK tôm của cả nước. Năm 2013 cũng là một năm thành công đối với tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ tuy nhiên, thị trường này mới chiếm 22,5% và còn đứng sau Nhật Bản với tỷ trọng 27%.
Việt Nam hiện là nhà cung cấp tôm lớn thứ 4 cho Mỹ. NK tôm vào Mỹ 4 tháng đầu năm tăng 13% về khối lượng và 62% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, NK từ Việt Nam tăng 191% về giá trị và 109% về khối lượng. Indonesia hiện đang dẫn đầu về cung cấp tôm cho thị trường Mỹ và nhiều khả năng nước này sẽ duy trì được vị trí này trong năm nay nhờ sản xuất trong nước khá thuận lợi cùng với lợi thế không phải chịu thuế chống bán phá giá.
Năm nay, XK tôm Thái Lan sang Mỹ còn khó khăn hơn và nước này sẽ tiếp tục “xuống hạng” trong nguồn cung tôm cho Mỹ bởi nước này vừa mới bị Mỹ hạ bậc trong báo cáo về tình trạng buôn người năm 2014 bên cạnh thuế chống bán phá giá và các cáo buộc về lạm dụng lao động trong ngành thủy sản.
Xuất khẩu tôm chân trắng sang Mỹ tăng 211%
Năm 2014, Việt Nam đẩy mạnh XK tôm chân trắng sang thị trường này. Thống kê từ Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2014, giá trị XK tôm chân trắng chiếm tới 75% tổng XK tôm sang Mỹ và tăng 211,9% so với cùng kỳ năm 2013. XK tôm sú sang Mỹ trong giai đoạn này chỉ chiếm 26,6% và tăng 26,2%.
Nguồn cung tôm chân trắng từ Thái Lan thiếu hụt là yếu tố chính tạo thuận lợi cho Việt Nam gia tăng XK tôm chân trắng sang Mỹ và dự báo XK mặt hàng này sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng bởi XK Thái Lan sang Mỹ ngày càng khó khan.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Điện Biên (Điện Biên) có tổng 1.195ha mặt nước nuôi thủy sản, trong đó có nhiều hồ lớn như: Pá Khoang (Mường Phăng); Hồng Khếnh (Thanh Hưng); Hồng Sạt (Sam Mứn); Pe Luông (Thanh Luông)... Những năm gần đây, huyện đã chỉ đạo các xã, HTX trên địa bàn phát triển thủy sản theo hướng hàng hóa, tăng giá trị kinh tế.

Hậu Giang có nhiều nông sản có thế mạnh cạnh tranh, tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật sản xuất của người dân còn yếu. Từ đó, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học tiên tiến chưa nhiều, đúng quy trình nên sản phẩm làm ra chưa đồng đều về chất lượng, năng suất chưa cao. Việc giúp nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến là một vấn đề cần thiết.

Cơ sở để VASEP đưa ra dự báo trên là căn cứ vào tình hình xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm nay đã đạt 2,86 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm tăng ở tất cả các thị trường, còn xuất khẩu cá tra, bạch tuộc đã có dấu hiệu phục hồi.

Từ 8 con hươu vào năm 2004, đến nay, anh Trần Văn Phước ở Thị trấn Tân Phú - Đồng Phú - tỉnh Bình Phước đã gây dựng được đàn hươu, nai hơn 70 con. Đây là nông hộ nuôi hươu, nai lớn nhất tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con trong vùng đến tham quan và học tập.

Xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) có trên 545ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cây trồng vụ đông có trên 106ha. Trong những năm qua, Hội Nông dân xã đã vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây vụ đông, tập trung vào các loại cây rau màu có giá trị thu nhập cao như bí xanh, bí đỏ, cà chua, rau màu các loại…, riêng giá trị sản xuất cây vụ đông đạt 150-200 triệu đồng/ha/năm.