Hà Nam tập huấn TOT phương pháp khuyến nông và kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt
Lớp tập huấn có 30 học viên, gồm cán bộ khuyến nông tỉnh; trạm khuyến nông các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên, Thanh Liêm, Kim Bảng, thành phố Phủ Lý và cộng tác viên khuyến nông của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Khóa tập huấn đã trang bị cho học viên những kiến thức về cách sử dụng phần mềm MS PowerPoint để thiết kế bài giảng giúp các học viên nâng cao kỹ năng thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử trong tập huấn. Ngoài những kiến thức về phương pháp khuyến nông, học viên của lớp tập huấn còn được học tập kỹ thuật nuôi một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt; bệnh thường gặp trên thủy đặc sản nước ngọt và biện pháp xử lý.
Trong quá trình học tập, các học viên được chia nhóm thảo luận; làm bài tập nhóm và trình bày trước lớp để nâng cao kỹ năng thuyết trình, xử lý tình huống trong tập huấn; đồng thời chia nhóm thực hành đánh giá chất lượng lươn giống, chọn giống tốt, tắm vệ sinh lươn giống đúng kỹ thuật; sử dụng một số thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong thủy sản.
Các học viên được tham quan mô hình nuôi chạch đồng tại xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, mô hình nuôi lươn tại xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên. Đây là cơ hội để các học viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi các đối tượng thủy đặc sản nhằm tạo ra các sản phẩm đặc trưng cho từng vùng, mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Kết thúc khóa học, các học viên tự tin, vận dụng có hiệu quả các kiến thức đã học được vào hoạt động khuyến nông tại địa phương, góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Đâu là nguyên nhân Mặc dù công tác TRTT được tỉnh Đác Nông triển khai ngay từ đầu năm 2014, nhưng đến hết tháng 10-2014, toàn tỉnh mới chỉ có bốn dự án của bốn chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt phương án TRTT với tổng diện tích là 45,26 ha.
Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.
Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thương hiệu gạo quốc gia theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương. Đến thời điểm này, đây là việc không thể trì hoãn.
Bước vào vụ nuôi xuân hè năm 2015, nông dân ở các huyện vùng triều đã tập trung cải tạo ao, đầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật từ trước Tết Nguyên đán. Vụ nuôi tôm này, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu đến 30 triệu con tôm sú trên diện tích khoảng 400 ha.