Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Bơ Đẻ Ra Vàng

Cây Bơ Đẻ Ra Vàng
Ngày đăng: 28/02/2012

Chỉ với một cây bơ, mỗi năm anh Nguyễn Ngọc Đức ở thôn 7, xã Ea Tiêu (Cư Kiun, Đăk Lăk), thu về đến gần 30 triệu đồng.

Kỳ lạ hơn, cây bơ này ra hoa kết trái quanh năm và hầu như bất kỳ lúc nào cũng có thể thu được hàng chục kg quả, trong khi chủ nhân của nó chẳng phải chăm bón gì.Cây bơ kỳ lạ ở nhà anh Đức lúc nào cũng có hoa, quả non, quả chín.
"Độc nhất vô nhị"
Năm 1990, trong khu vườn mà anh Đức vừa mua lúc đó (nay là nhà ở) có hàng chục cây bơ đang đến kỳ cho quả. Thời ấy, bơ không có giá, hơn nữa mấy cây bơ trong vườn chỉ chiếm đất chứ chẳng được bao nhiêu trái, nên anh Đức đã chặt bỏ gần hết chỉ để lại một vài cây sai quả.
Trong số những cây còn lại, có một cây mãi vẫn không chịu ra trái, nhưng tươi tốt nên anh Đức giữ lại. Ba năm sau, cây bơ bắt đầu đậu được ít trái. Định chặt bỏ nhưng khi nếm, mùi vị thơm ngon đặc biệt, khác lạ của nó nên anh đã giữ lại cây bơ này.
Sau khi hết vụ, chỉ vài tháng sau nó lại trổ hoa kết trái, trong khi những cây bơ khác trong vườn vẫn chưa đến kỳ ra hoa. Rồi cứ thế, sau mỗi vụ, mật độ ra hoa của cây bơ càng dày thêm, dần dần ngày nào trên cây bơ này cũng có hoa, có trái… Đến nay, cây bơ kỳ lạ này đã ở tuổi 25, gốc to hai người ôm không xuể, tán rộng um tùm và vẫn cho gần 1 tấn quả mỗi năm.
Theo anh Đức, nó chẳng phải là cây bơ nước, cũng không thể gọi là bơ sáp. Lúc trái vừa chín tới ăn vào dẻo thơm như bơ sáp nhưng khi đã chín thì nó bở hơn nhưng lại rất béo và ngọt, vị rất khác lạ. Để chứng minh, anh Đức mang luôn cho chúng tôi 2 trái để nếm thử. Và đúng như lời anh Đức, mùi vị của loại bơ này hơn hẳn các loại bơ khác.
Chính vì sự đặc biệt của cây bơ này mà 15 năm qua, bơ của anh Đức luôn bán được giá rất cao. Đặc biệt khi ngoài thị trường không còn bơ nữa, anh Đức có thể bán được với giá gấp 2-3 lần giá chính vụ. Thấy cây bơ ngày càng cho lợi lớn, năm 2010, anh Đức quyết định ghi "nhật ký" cho nó. Đến lúc này anh mới sững sờ khi biết rằng mỗi năm cây bơ đã cho anh hàng chục triệu đồng với trên dưới 1 tấn quả.
Như năm 2011, anh Đức đã bán được hơn 10 đợt với hơn một tấn quả, thu về hơn 28 triệu đồng. Và từ đầu năm đến nay, chưa đầy 1 tháng, anh Đức đã bán được 5 đợt bơ thu về gần 15 triệu đồng. Vào thời điểm khan hàng, mỗi kg bơ có giá từ 40 - 70 nghìn đồng.Một điều đặc biệt nữa, hàng chục người dân trong xã mang hạt bơ này về ươm trồng nhưng kết quả chỉ cho ra một loại… bơ thường, chứ không giống “mẹ”.
Sẽ cho giống "bơ vàng"
Mấy năm trước, sợ giống bơ này “tuyệt chủng”, anh Đức đã thuê kỹ sư về ghép 10 cây và đã cho kết quả rất tốt, chất lượng của cây bơ ghép không khác gì cây mẹ. Biết việc này, một số công ty cây giống đã liên kết với anh Đức để ghép giống bán ra thị trường. Nhưng chẳng hiểu sao, giống họ lấy chỗ anh rất ít mà ngoài thị trường "bơ trái vụ", "bơ tứ quý" hay "bơ nghịch mùa"… lại bán tràn lan. Mà tất cả những chỗ ấy đều lấy ảnh cây bơ nhà anh để quảng cáo?
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng đã về thăm cây bơ của tôi và khẳng định đây là giống bơ "vàng". Vì thế, tôi sẽ lai tạo giống bài bản để giúp nông dân làm giàu.
Một số người dân còn phản ảnh với anh, mấy loại giống này chẳng khác gì những cây bơ thường. Sau khi tìm hiểu biết một số người đã lợi dụng cây bơ của mình để làm ăn bất chính, anh Đức đã lập tức ngừng ngay việc cung cấp giống cho các đối tác.
"Một năm, cây bơ của tôi chỉ có thể cho tối đa 2 vạn mầm để ghép. Thế mà tại một điểm nhân giống mà tôi biết đã bán đến hơn 4 vạn cây- anh Đức nói - "Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng đã về thăm cây bơ của tôi và khẳng định đây là giống bơ "vàng". Vì thế, tôi sẽ lai tạo giống bài bản để giúp nông dân làm giàu".


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm VietGAP nào được hỗ trợ Sản phẩm VietGAP nào được hỗ trợ

Bạn đọc Trần Thị Dung (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi: Sản phẩm nào trong nông nghiệp, thủy sản nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước? Và được hỗ trợ thế nào?

29/10/2015
Nông dân với tái cơ cấu mong có hiệp hội lúa gạo kiểu Myanmar Nông dân với tái cơ cấu mong có hiệp hội lúa gạo kiểu Myanmar

Dù đã sửa đổi, bổ sung, lấy ý kiến từ nhiều cơ quan, đơn vị trong gần 2 năm qua, Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là đề án) vẫn bị cho là không sát thực tế.

29/10/2015
Hành trình 40 năm đưa nhãn chín muộn xuất ngoại Hành trình 40 năm đưa nhãn chín muộn xuất ngoại

Gần 40 năm gắn bó, phát triển giống nhãn trái mùa, nông dân Triệu Tiến Ích đã phát triển được giống nhãn của riêng mình, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ông đã vinh dự trở thành 1 trong 10 Công dân ưu tú Thủ đô năm 2015.

29/10/2015
Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi xử lý hình sự mới ngăn chặn được Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi xử lý hình sự mới ngăn chặn được

“Phải đưa nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi thành pháp lệnh hoặc luật quản lý thức ăn chăn nuôi như nhiều nước, mới đủ sức mạnh xử lý vi phạm.

29/10/2015
Tập trung nguồn lực để vươn khơi Tập trung nguồn lực để vươn khơi

Khai thác hải sản tại xã Bình Minh (Thăng Bình) đã có những chuyển biến vượt bậc nhờ ngư dân biết cách tiếp cận các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước để đóng tàu lớn vươn khơi và áp dụng đa dạng ngành nghề sản xuất.

30/10/2015