Bình Đại Công Bố Dự Án Điều Chỉnh Quy Hoạch Chi Tiết Nuôi Tôm Chân Trắng

Vừa qua, UBND huyện Bình Đại tổ chức hội thảo công bố dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn huyện từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1234 ngày 23 tháng 6 năm 2014, theo quy hoạch, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh đạt 4.390 ha, đến năm 2020 đạt 7.820 ha và đến năm 2030 đạt 8.300 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 41.340 tấn, đến năm 2020 đạt 75.750 tấn và đến năm 2030 đạt 80.520 tấn.
Riêng huyện Bình Đại, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng đạt 1.220 ha, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đạt 1.790 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 11.980 tấn, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đạt 17.850 tấn.
Các khu vực được phép nuôi tôm chân trắng gồm tiểu vùng 1A: thuộc 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước và Thạnh Trị, phía Bắc giáp xã Thạnh Trị theo ranh giới Rạch Mây, phía Tây giáp sông Ba Lai và tính từ đê trở vào, phía đông giáp tỉnh lộ 883 và phía nam giáp cánh đồng Bé, diện tích toàn tiểu vùng là 1.080 ha.
Tiểu vùng 1B thuộc 2 xã Thạnh Phước và Thới Thuận, phía Bắc giáp rạch qua cống Khém Dưới, phía Nam giáp sông Vũng Luông, phía Tây giáp đê biển và phía đông giáp tỉnh lộ 883, với diện tích 300 ha.
Tiểu vùng 1C thuộc xã Thừa Đức, phía Bắc và Đông bắc giáp đê biển xã Thừa Đức, phía Tây giáp xã Bình Thắng qua sông Thừa Mỹ, phía Nam giáp ấp Thừa Tiên, Thừa Thạnh xã Thừa Đức, với diện tích 300 ha. Ngoài ra, còn bổ sung vào quy hoạch nuôi tôm chân trắng vùng ngoài đê thuộc các xã Lộc Thuận, Phú Vang, Định Trung và Vang Quới Đông, với diện tích 110 ha.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình nông thôn mới, đến nay bộ mặt nông thôn của xã Yên Đức (Đông Triều - Quảng Ninh) có sự đổi thay nhanh chóng với các tuyến đường bê tông liên thôn, xóm, nhiều nhà cao tầng khang trang, hiện đại được xây dựng, đời sống người dân ngày càng được nâng lên.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, tôm tạp chất thật sự trở thành gánh nặng, tiềm ẩn nhiều rủi ro và khiến họ phải tốn thêm những khoản chi phí phát sinh không đáng có để xử lý cho tôm sạch. Để tránh rủi ro và giữ uy tín, chất lượng cho con tôm Việt Nam, những năm qua, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo cấp khu vực và đề ra khẩu hiệu: “Doanh nghiệp nói không với tôm tạp chất”.

Quy chuẩn này sẽ là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở nuôi và phục vụ đăng ký, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Quy chuẩn QCVN 02 - 19 : 2014/BNNPTNT cũng là cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá và xác nhận cơ sở nuôi bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường đạt 68,4 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, nâng giá trị xuất khẩu cá tra từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2014 đạt 892,8 triệu USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước.

Thiên tai, dịch bệnh, mất giá... là những khó khăn trong phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, với đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long đang tập trung tái thiết lại ngành này, hướng nông dân làm ăn bài bản.