Bình Đại Khởi Động Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Nuôi Thủy Sản Tập Trung

Nhằm mục tiêu phát triển thế mạnh các loại hình sản xuất, đặc biệt là kinh tế thủy sản một cách bền vững, huyện Bình Đại được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước với diện tích khoảng 1.500 ha.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung của huyện Bình Đại sẽ được triển khai thực hiện từ nay đến năm 2016, quy mô của dự án gồm: nạo vét 12 tuyến kênh tại 2 xã Đại Hòa Lộc và Thạnh Phước với chiều dài 14,7 km. Xây dựng mới cầu Giồng Cui tải trọng 8 tấn, nâng cấp và trãi bê tông 6 tuyến đường tại 2 xã Đại Hòa Lộc và Thạnh Trị với chiều dài trên 11,3 km. Tổng mức đầu tư của dự án là 54,2 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình phát triển hạ tầng nuôi thủy sản theo quyết định số 332 ngày 3 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung huyện Bình Đại khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ kiểm soát được nguồn nước mặn cung cấp cho nuôi tôm và các loại thủy sản khác, tăng cường khả năng tiêu thoát nước, chủ động cung cấp nước, cải thiện môi trường nuôi, đảm bảo phát triển bền vững cho khu vực nuôi trồng thủy sản, từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản tập trung cũng như lưu thông hàng hóa trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích canh tác ở các xã vùng ven biển của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu… Huyện An Biên có 4 xã ven biển, gồm: Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên. Trong đó xã Nam Thái A có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của huyện, diện tích thả nuôi thủy sản kết hợp tôm – cua - sò huyết trên cùng một diện tích khoảng 272 ha, tập trung ở các ấp Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nông dân thực hiện mô hình.

Đi thăm vườn ổi sai trĩu quả chen trong màu hoa trắng và cành lá xanh mướt của anh Tạ Văn Hồng, 48 tuổi tại khu vực Gò Rít - Dóc Trang (xã Phú Lạc - Tuy Phong - Bình Thuận) thấy hiệu quả từ việc chuyển đổi cây trồng, vươn lên làm giàu.

Thu nhập từ con cá bống tượng, cá chình đã trở thành nguồn thu nhập cao cho người dân Cà Mau trong nhiều năm qua, đặc biệt là những hộ nghèo, ít đất sản xuất. Nhưng nông dân nuôi cá đang gặp khó bởi giá cá xuống thấp, nuôi không lãi.

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa tổng kết mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao vụ hè thu năm 2013.

Theo nhiều hộ nuôi cá tra trong tỉnh An Giang, giá cá nguyên liệu đang dao động ở mức 22.000 đồng/kg, với giá này người nuôi không có lời.