Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gừng Non Chạy Lũ

Gừng Non Chạy Lũ
Ngày đăng: 20/08/2014

Hiện tại, một số hộ trồng gừng ở ĐBSCL đang tất bật thu hoạch gừng còn non để bán cho thương lái trước khi nước lũ về với mức giá từ 21.000 - 23.000 đ/kg.

Nhiều hộ dân trồng gừng cho rằng, gừng được trồng trên đất ruộng có nhiều lợi thế hơn so với trồng trên đất liếp nhưng phải trồng sớm để kịp thu hoạch trước con nước lũ về.

Ông Hồ Thanh Tuyền, quê ở ấp Phương Quới, xã Phương Bình (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), nhưng lại trồng gừng ở ấp 1, xã Long Trị (huyện Long Mỹ, Hậu Giang) dẫn chúng tôi ra ruộng gừng đang thu hoạch nhộn nhịp.

Ông cho biết: “Ruộng gừng gần 4 công của tôi trồng đến nay đã hơn 5 tháng. Mặc dù, gừng chưa đạt trọng lượng tối đa và cũng chưa già nhưng vẫn có thể bán được với giá cao. Trồng gừng trên đất ruộng phải xuống giống sớm để khỏi bơm tưới và thu hoạch trước khi nước chụp bờ”.

Trồng gừng thu hoạch sớm để bán được giá cao là cách mà nhiều hộ dân lựa chọn hiện nay. Ông Thảo, một hộ có nhiều kinh nghiệm, đang chuẩn bị thu hoạch 4,5 công gừng cho biết: “Để bán được gừng giá cao nên trồng trên đất ruộng, xuống giống sớm và thu hoạch trước khi nước lũ.

Ông Lê Hoàng Việt, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ (Hậu Giang) cho biết, diện tích trồng gừng của huyện chỉ ở mức 39,6 ha. Bởi giá gừng luôn bấp bênh, nên người dân không dám mạo hiểm phát triển ồ ạt loại cây trồng này.

Tuy nhiên, hơn 5 tháng trồng gừng chưa đạt đỉnh về năng suất, sản lượng (vì còn non) nhưng giá bán luôn đứng ở mức cao và nhẹ công chăm sóc. Gừng bán được giá sẽ cho lợi nhuận hơn so với gừng đạt đỉnh sản lượng”.

Theo ông Tuyền, thu hoạch gừng sớm sản lượng sẽ giảm khoảng 3 tấn/công so với vài tháng nữa, nhưng giá bán cao hơn gấp đôi so với vụ thu hoạch rộ, mà lại không bị hao hụt do ngập úng nên vẫn có lãi. Thêm vào đó là đỡ tốn kém thêm chi phí đầu tư cho ruộng gừng từ nay đến lúc gừng già...

Theo nhiều chủ vựa thu mua gừng ở Long Mỹ, gừng thu hoạch tháng 7 (âm lịch) có giá cao, còn từ tháng 8 – tháng 10 (âm lịch) nước lũ lên, cộng với gừng thu hoạch rộ nên giá giảm đi rất nhiều.

Mặc dù, trồng gừng bỏ nhiều chi phí đầu tư nhưng sau 2,5 tháng trồng, nông dân có thể tiến hành lấy "gừng cụ" để bán. Bình quân, 1 tấn gừng sẽ cho 850 kg "gừng cụ”. Với giá gừng hiện tại 21.000 đ/kg trừ chi phí, người trồng gừng lãi khá.

Ông Trịnh Hoàng Khải, chủ điểm thu mua gừng ở chợ Cái Sơn, xã Phương Bình (Phụng Hiệp) cho biết: Mỗi năm, cơ sở này thu mua từ 400 – 500 tấn gừng, phần lớn là gừng chạy lũ ở Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau... Sau đó, gừng được tiêu thụ ở các tỉnh như An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, bán cả sang Campuchia mà không phân biệt non hay già.


Có thể bạn quan tâm

Giải quyết ô nhiễm từ hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản cần giải pháp căn cơ và quyết liệt! Giải quyết ô nhiễm từ hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản cần giải pháp căn cơ và quyết liệt!

Chế biến và nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các cấp, các ngành, các chuyên gia về môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp địa phương giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền vững.

07/09/2015
8 tháng khai thác trên 33.500 tấn thủy sản 8 tháng khai thác trên 33.500 tấn thủy sản

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.

07/09/2015
Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

07/09/2015
Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015 Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015

Hiện nay, lũ đầu nguồn sông MeKong bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng….

07/09/2015
Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

07/09/2015