Dễ mà khó tiêu chí chợ nông thôn mới
Tuy nhiên, thực tế để đạt được điểm tuyệt đối về tiêu chí này không hề dễ dàng như cách nghĩ của nhiều địa phương.
Chưa bám sát hướng dẫn
Trước đây, theo Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, mỗi xã phải có một chợ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng.
Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực tế ở các địa phương, việc quy định “cứng” này tỏ ra bất hợp lý khi các xã gần khu trung tâm hoặc gần các chợ lớn, người dân không có nhu cầu xây dựng thêm chợ trên địa bàn.
Bởi vậy, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các địa phương và đề xuất của bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 sửa đổi 5 tiêu chí NTM.
Trong đó, tiêu chí chợ nông thôn được điều chỉnh thành “Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định”, quy định không nhất thiết mỗi xã phải có một chợ.
Ngay sau đó, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện tiêu chí này. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn chưa thực sự nắm rõ bản chất của việc điều chỉnh tiêu chí nên quá trình thực hiện còn nhiều lúng túng.
Họp chợ hai bên đường giao thông tại xã Cát Quế, huyện Hoài Đức.
Tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, chợ trung tâm của xã xây dựng từ năm 1995 với diện tích hơn 8.000m2. Qua kiểm tra, chợ không đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh, và các hàng quán bán trong chợ rất lộn xộn.
Tương tự, tại xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức có 2 chợ nông thôn là chợ Vân và chợ Vài. Trong đó, chợ Vân là chợ loại III được chuyển địa điểm và đầu tư xây dựng năm 2014 với kinh phí 550 triệu đồng, cơ bản đạt yêu cầu. Còn chợ Vài (chợ loại II) dù đã được cải tạo, nâng cấp nhưng không đảm bảo VSMT, thiếu hệ thống cấp thoát nước, điểm tập kết rác thải…
Một trường hợp đáng chú ý khác là tại xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, theo lãnh đạo xã, do gần chợ Sấu (xã Dương Liễu) là một chợ đầu mối lớn nên bà con trên địa bàn không có nhu cầu xây dựng thêm chợ lớn. Tuy nhiên, trong đề án xây dựng NTM của xã vẫn ghi vốn hơn 20 tỷ đồng xây dựng chợ. Rõ ràng, cách triển khai của địa phương chưa bám sát các hướng dẫn của T.Ư và TP.
Rất dễ bị trừ điểm
Trong thang điểm 100 chấm điểm xã đạt chuẩn NTM, tiêu chí chợ nông thôn được 2 điểm. Đây là tiêu chí ít điểm nhất so với các tiêu chí còn lại, chẳng hạn các tiêu chí giao thông, giáo dục, môi trường đều có thang điểm 10. Tuy nhiên, để được điểm tuyệt đối về tiêu chí chợ cũng không hề dễ dàng.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 - CTr/TU của Thành ủy, tính đến hết quý II, toàn TP vẫn còn 95/386 xã chưa đạt tiêu chí chợ nông thôn. Trong đó, một số địa phương có nhiều xã chưa đạt tiêu chí này là Ba Vì (18 xã), Mỹ Đức (9 xã), Ứng Hòa (15 xã), Phú Xuyên (12 xã), Thanh Oai (9 xã)…
Theo hướng dẫn của Sở Công Thương, chỉ các địa phương nằm trong quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn TP đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 5058/QĐ-UBND ngày 5/11/2012 của UBND TP mới phải tiến hành xây dựng chợ.
Các địa phương còn lại tiến hành cải tạo, sắp xếp lại hệ thống chợ sẵn có trên địa bàn để phục vụ người dân giao thương. Theo bà Vũ Thị Như Hoa - Phó trưởng Phòng Ngân sách quận huyện xã phường (Sở Tài chính), các địa phương cần chú ý tới công tác vệ sinh chợ sạch sẽ, sắp xếp các khu bán hàng trong chợ đảm bảo VSATTP.
Đặc biệt là hệ thống phương tiện phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra. Đây là một trong những điểm yếu mà nhiều địa phương hiện nay bỏ quên.
Rõ ràng, 2 điểm của tiêu chí chợ nông thôn là số điểm vừa “dễ” nhưng cũng vừa “khó” để các địa phương đạt điểm tuyệt đối.
Nói dễ đạt vì thực tế nếu lãnh đạo địa phương, nhất là các xã không nằm trong quy hoạch xây dựng chợ nông thôn bám sát hướng dẫn của T.Ư và TP, có kế hoạch sắp xếp lại các điểm họp chợ trên địa bàn đủ điều kiện theo quy định là “ăn điểm” tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu chỉ cần lơi là bỏ qua bước này thì rất dễ bị trừ điểm.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, việc đưa các tiêu chí sản xuất nông nghiệp an toàn như VietGAP; HACCP... đã được ngành nông nghiệp tuyên truyền, khuyến khích nông dân ứng dụng rộng rãi nhưng trên thực tế kết quả đạt được còn rất khiêm tốn...
Hiện nay, diện tích cà phê già cỗi hơn 20 năm tuổi khoảng 86 nghìn héc-ta, chiến 17,3% tổng diện tích. Ngoài ra còn có khoảng 40 nghìn héc-ta dưới 20 năm, nhưng đã có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất thấp. Tổng diện tích cà phê cần thay thế trong 5 đến 10 năm tới khoảng 140 đến 160 nghìn héc-ta.
Như vậy, chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột là trường hợp duy nhất trên thế giới được bảo hộ trong nước cho sản phẩm nhân cà phê vối (Robusta) và đang tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ quốc tế tại 15 quốc gia, vùng lãnh thổ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.
Vụ tiêu năm nay bị ảnh hưởng nắng hạn kéo dài, khiến cây tiêu dễ bị bệnh. Thế nhưng, nhờ áp dụng bón phân qua hệ thống tưới nước nhỏ giọt và phòng chống bệnh kịp thời nên cây tiêu phát triển tốt, sản lượng đạt cao, một số người trồng tiêu ở huyện Tây Hòa thu về tiền tỉ.
Niên vụ 2013/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 1,32 triệu tấn cà phê, kim ngạch 2,75 tỷ USD. Tuy nhiên, cây cà phê Tây nguyên đang đối mặt với những khó khăn do diện tích cà phê già cỗi khá lớn, đòi hỏi phải sớm tái canh để duy trì sản lượng và chất lượng.