Ấn tượng nông thôn mới Hà Tĩnh
Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực và cách làm sáng tạo, tạo ra sự chuyển biến lớn, đạt kết quả toàn diện, vững chắc, với nhiều dấu ấn nổi bật trên toàn quốc.
Nhà văn hóa thôn Tiến Thọ, xã Yên Hồ (Đức Thọ).
Về Hà Tĩnh trước ngày Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, trong không khí rộn ràng, tưng bừng, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay toàn diện, kỳ diệu của con người và mảnh đất nơi đây.
Chỉ sau 10 năm, từ tỉnh không có công nghiệp, Hà Tĩnh đã phát triển lên nhiều khu công nghiệp, trong đó phải kể đến Khu công nghiệp Vũng Áng.
Đặc biệt là, từ tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp nhất khu vực, song sau 10 năm, Hà Tĩnh đã vượt trội lên tất cả. Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2015, Hà Tĩnh thu ngân sách đạt trên 8 ngàn tỷ đồng...
Chương trình "Nông thôn ngày mới" tại huyện Nghi Xuân
Nói về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sau 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh phát triển khá, thu nhập người dân tăng lên đáng kể.
Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh, một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực có bước phát triển đột phá theo hướng hiện đại.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp sớm được triển khai thực hiện, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới, theo hướng “Doanh nghiệp hóa, liên kết hóa, xã hội hóa, quốc tế hoá” theo chuỗi “vừa tập trung, vừa phân tán”, ứng dụng nhanh một số tiến bộ khoa học công nghệ đạt hiệu quả cao..., tạo sản phẩm có quy mô lớn, đồng nhất, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2011-2014 đạt 6,19%/năm.
Các hình thức tổ chức sản xuất phát triển nhanh. Một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, từng bước thể hiện vai trò “bà đỡ” cho sản xuất nông hộ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế hợp tác và hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được thành lập, thu hút được nhiều dự án đầu tư, một số làng nghề truyền thống được khôi phục; thương mại, dịch vụ được mở rộng..., góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng khá.
Năm 2014 đạt gần 20 triệu đồng/người (tăng 2,3 lần so với năm 2010), năm 2015 dự kiến đạt trên 23 triệu đồng/người (tăng 2,7 lần so với năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đến nay còn 6,7% (giảm 17,21%), cuối năm 2015 dự kiến giảm còn dưới 5%.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được hoàn thiện, nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất, phúc lợi thiết yếu, góp phần tạo ra diện mạo mới, khởi sắc cho nông thôn ở nhiều địa phương.
Trong 5 năm đã nhựa hóa và bê tông hóa hơn 3.457km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa 719km kênh mương nội đồng; xây dựng 610km đường điện; đầu tư, nâng cấp 330 trường học, 91 trạm y tế; xây dựng, nâng cấp 101 nhà văn hóa xã, 72 khu thể thao xã, 968 nhà văn hóa thôn, 880 khu thể thao thôn, 56 khu nghĩa trang, 61 điểm tập kết chất thải rắn, xoá bỏ 13.260 nhà tạm.
Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được quan tâm và có bước phát triển; chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa được nâng lên; các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống được quan tâm, bảo tồn và phát huy; chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, khám - chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được cải thiện; môi trường được cải thiện một bước.
Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố; an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững.
Ông Trần Huy Oánh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, đến nay, Hà Tĩnh đã có 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã dưới 7 tiêu chí, số tiêu chí bình quân theo Bộ Tiêu chí quốc gia nông thôn mới đạt 12,08 tiêu chí/xã (theo Bộ Tiêu chí của tỉnh đạt 10,6 tiêu chí/xã); dự kiến cuối năm 2015, có thêm 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 52/230 xã và không còn xã đạt dưới 8 tiêu chí.
Đi trên các vùng quê Hà Tĩnh hôm nay, chúng ta có thể ngỡ ngàng trước sự đổi thay kỳ diệu của bộ mặt nông thôn. Sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã vật lộn vì công cuộc đổi mới để đưa lại một diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn đầy ấn tượng. Thành quả hôm nay là tiền đề để Hà Tĩnh tiếp tục bứt phá trở thành tỉnh điển hình của cả nước về phát triển toàn diện nói chung, nông thôn mới nói riêng.
Nhiệm kỳ 2015-2020, Hà Tĩnh tập trung nâng cao đời sống cư dân nông thôn, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng/năm; tăng mức độ đạt chuẩn của tất cả các tiêu chí, có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 - 3 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới, không còn xã dưới 12 tiêu chí; có ít nhất 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, sản lượng cua nuôi giảm mạnh do người dân dành ao nuôi tôm sú. Giá cua cao nên người dân ven biển Bến Tre hồi sinh nghề rập cua.
Vào vụ cá Nam năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện với trữ lượng rất lớn nên đã có 65% tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ mô hình trồng bắp thu trái non, lấy phụ phẩm nuôi bò; trồng cỏ voi cặp các bờ kênh, tuyến đê, trên đất trồng lúa… số lượng đàn bò huyện Chợ Mới phát triển đến 22.000 con, đi đầu phong trào nuôi bò của tỉnh. Địa phương đang dần hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao.
Từ điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (Thoại Sơn - An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh với diện tích 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.
Mấy năm gần đây, phong trào nuôi chim yến trên địa bàn Cà Mau phát triển mạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân, giải quyết nguồn lao động lớn cho địa phương.