Góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn hoạt động

Với phương châm “Thành viên giàu, QTD mạnh”, QTD TT Diêu Trì đã nỗ lực “đi vay, để cho vay”, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tiếp cận và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Nhờ vậy, QTD liên tục đạt doanh số huy động và dư nợ cho vay năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2013, vốn huy động hơn 19 tỉ đồng, đến năm 2014 vốn huy động tăng trên 29 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2015 vốn huy động tăng lên 34 tỉ đồng. Doanh số cho vay từ 30,6 tỉ đồng năm 2013, đến năm 2014 tăng lên gần 40 tỉ đồng; 6 tháng đầu năm nay gần 26 tỉ đồng (bình quân 1 năm có gần 800 lượt thành viên vay vốn). Trong đó, cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm 12,1%, cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ trên 57,6%, cho vay sinh hoạt tiêu dùng chiếm hơn 30,3% trong tổng dư nợ.
Nhờ nguồn vốn vay, nhiều thành viên đầu tư chăn nuôi, mua vật tư nông nghiệp… phục vụ sản xuất; đầu tư mở xưởng cơ khí sản xuất nông cụ, máy móc, làm tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, tăng thu nhập, giải quyết việc làm hiệu quả.
Qua đó, kinh tế các thành viên được cải thiện đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương chuyển dịch đúng hướng luôn đạt mức tăng trưởng khá, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 2 xã Phước An và Phước Thành đều về đích nông thôn mới. Các thành viên vay vốn đã trả nợ gốc và lãi đúng theo cam kết, nên tỉ lệ nợ quá hạn không đáng kể.
Theo bà Lê Thị Thanh Hương, Giám đốc QTD TT Diêu Trì, nhờ kịp thời nắm bắt diễn biến thị trường tiền tệ, tuân thủ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đưa ra giải pháp kinh doanh phù hợp, hiệu quả nên đơn vị duy trì hoạt động ổn định và phát triển, thành viên gia nhập ngày càng đông hơn
. Đến nay, Quỹ đã phát triển được 2.550 thành viên, nguồn vốn hoạt động trên 36 tỉ đồng, trong đó vốn điều lệ 564 triệu đồng. Trong năm 2015, QTD TT Diêu Trì phấn đấu phát triển thêm 77 thành viên, nâng tổng số lên 2.580 thành viên; nguồn vốn hoạt động 34 tỉ đồng, vốn huy động 30 tỉ đồng; tổng dư nợ cho vay 28 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế 195 triệu đồng; lợi tức vốn góp 13,8%/ năm.
Có thể bạn quan tâm

Diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng phát triển,... là những thành tựu quan trọng và dễ nhận thấy của thành phố Vị Thanh sau gần 5 năm (2011-2015) xây dựng nông thôn mới (NTM).

Bộ Công Thương vừa đề xuất với các bộ, ngành miễn giảm chi phí xuất khẩu vải sang Malayssia cho Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC).

Quảng Nam đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản (thôn Phương Tân, xã Bình Nam, Thăng Bình) để sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu con giống “sạch” cho nghề nuôi thủy sản của tỉnh.

Trồng rừng khá chuyên nghiệp nên gia đình ông Huỳnh Thanh Nghĩa, ở thôn 6, xã Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa) đã vươn lên làm giàu.
Huyện Tuần Giáo có 211ha mặt nước để nuôi thủy sản, với sản lượng cá hàng năm đạt trên 232 tấn; tập trung ở các xã: Mường Mùn, Mùn Chung, Quài Tở, Quài Cang, Chiềng Sinh, Chiềng Đông. Nhờ đầu tư các mô hình nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo. Tuy nhiên, hàng năm bước vào mùa mưa gây khó khăn không nhỏ cho các hộ nuôi thủy sản do nước ngập hoặc sau lũ xuất hiện dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất thủy sản.