Thâm canh gần 15.000 ha dừa
Thông qua công tác khuyến nông, Tiền Giang khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp “trẻ hóa vườn dừa” nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng dừa trái, thả ong ký sinh phòng chống bọ cánh cứng hại dừa, du nhập những giống dừa mới cho năng suất, sản lượng cao và giá trị kinh tế lớn. Từ đầu năm đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang đã nhân nuôi và thả trên 406.000 con ong ký sinh nhằm phòng trị hữu hiệu bọ cánh cứng hại dừa.
Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng nhiều mô hình thâm canh dừa hiệu quả như: kết hợp trồng xen canh ca cao dưới tán dừa, nuôi thủy sản trong hệ thống ao mương, VAC... Hiện nay, diện tích ca cao xen canh dưới tán dừa toàn tỉnh lên đến 1.300 ha. Với năng suất bình quân từ 15 đến 20 tấn/quả/ha đối với trái ca cao tươi và khoảng 1,5 đến 2 tấn hạt khô/ha, ca cao xen dưới tán dừa cho nông dân thu nhập thêm nguồn lợi kinh tế đáng kể. Đây là mô hình mới đang được nông dân các vùng chuyên canh dừa tập trung lớn tại Tiền Giang quan tâm áp dụng thành công.
Theo ông Nguyễn Văn Út, cư ngụ tại ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, Tp Mỹ Tho, đang canh tác trên 6 công dừa chuyên canh (0,6 ha) trung bình mỗi tháng ông thu hoạch bán được khoảng 10 triệu đồng/dừa trái. Trung bình mỗi năm bán được trên 120 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng 100 triệu đồng. Ông Út đánh giá, dừa dễ trồng, thu nhập khá, nếu xen canh thêm ca cao dưới tán cây lợi nhuận còn cao hơn. Từ đầu năm đến nay, nông dân đã thu hoạch được trên 65.500 tấn dừa quả, tăng hơn 2,1% so với cùng kỳ năm trước..
Có thể bạn quan tâm
Ngoài lợi thế so sánh về cây chè và cây cà phê, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng còn có thêm một lợi thế so sánh nữa là cây bơ ăn trái. Đến lúc này, nói đến cây bơ, thì hầu như nông dân nào ở Bảo Lâm cũng đã nghĩ đến.
Ở thủ phủ thanh long Bình Thuận, hệ thống lưới điện đóng vai trò rất quan trọng.
Huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) vừa chuyển giao giống chuối mốc cấy mô cho các hộ dân trồng thí điểm nhằm hướng đến thay đổi giống chuối mốc thoái hóa, năng suất thấp.
Thành công của mô hình đầu tiên phủ bạt cho sầu riêng ở Lâm Đồng của gia đình ông Lê Văn Hải ở xã Đạ Ploa, huyện Đạ Huoai đã mở ra triển vọng có thể khiến sầu riêng cho thu hoạch trái vụ là một cách làm hay, đáng học hỏi.
Khi mới nghe câu chuyện về ông Võ Văn Sơn, thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) thu 30 tỷ đồng mỗi năm, tôi cứ ngỡ chắc đấy là tổng thu, còn lãi có khi một vài tỷ, thậm chí mấy trăm triệu đồng là cùng.