Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Publish date: Friday. September 4th, 2015

Ông Nguyễn Bá Lương, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phù Cát, cho biết: 5 năm qua, huyện tiếp tục triển khai thực hiện các khu, cụm CN (CCN) đã được hình thành, như: CCN Gò Mít, CCN Cát Nhơn; giải quyết những tồn đọng tại các khu CN (KCN) Hòa Hội; quy hoạch các CCN Cát Hiệp, Cát Khánh…, ưu tiên khuyến khích các DN có đủ điều kiện đầu tư kinh doanh hạ tầng, và đầu tư phát triển tại các CCN. Hiện toàn huyện có 3.590 cơ sở sản xuất CN-TTCN, tăng 652 cơ sở so với năm 2010, đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động.

Nón ngựa là một trong những sản phẩm thủ công độc đáo của làng nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát.

Huyện đã tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất, DN tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.

Công tác cải cách thủ tục hành chính, giải quyết nhanh gọn các thủ tục đầu tư, nhất là trên lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; tạo môi trường thân thiện, cởi mở cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn huyện luôn được chú trọng. Nhờ đó, nhiều cơ sở, DN đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Điển hình như các công ty sản xuất đồ gỗ Gia Hân, Gia Vinh; các DN Phú Hòa, Hoàng Gia…, đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho gần 3.000 lao động và hàng ngàn lao động mùa vụ.

Bên cạnh phát triển CN-TTCN, toàn huyện có 9 LN truyền thống, trong đó có 8 LN được tỉnh công nhận. Trong 5 năm, huyện đã đầu tư hơn 3,3 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng LN; đầu tư kinh phí đào tạo nghề cho nông dân, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế hội nhập; tiến hành xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho LN nón ngựa Phú Gia - xã Cát Tường, nước mắm Đề Gi - xã Cát Khánh, xử lý ô nhiễm môi trường tại các LN...

Ngoài kinh phí khuyến công hỗ trợ gần 1,15 tỉ đồng, huyện còn tạo điều kiện cho các hộ sản xuất tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất, giới thiệu quảng bá sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm LN nông thôn, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu dùng tại chỗ và tham gia xuất khẩu. Nhờ đó, các LN truyền thống đã thu hút 1.390 hộ tham gia sản xuất, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 3.500 lao động.

Phát triển CN-TTCN-LN có hiệu quả đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giá trị sản xuất CN-TTCN toàn huyện 5 năm qua tăng bình quân hàng năm 21,7%, tỉ trọng CN-TTCN, thương mại, dịch vụ chiếm 68,3% trong cơ cấu kinh tế, tăng 11,2% so với năm 2010. Riêng trong 6 tháng đầu 2015, giá trị sản xuất CN- TTCN đạt 486,3 tỉ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển CN-TTCN của huyện còn chậm và chưa ổn định; phần lớn cơ sở sản xuất CN-TTCN có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu; hiệu quả khai thác tại các khu, CCN còn thấp. Các LN truyền thống trong tình trạng sản xuất cầm chừng, bởi thiếu vốn đầu tư để cải tiến thiết bị, công nghệ, sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn…

Theo ông Nguyễn Bá Lương, với mục tiêu tăng tốc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Phù Cát tập trung phát huy nội lực, triển khai đồng bộ các giải pháp duy trì và phát triển sản xuất CN-TTCN-LN. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư vào các khu, CCN đã được quy hoạch; tăng cường các hoạt động khuyến công, khuyến khích các DN đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.


Related news

Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín

Công trình thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống tưới kín có tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng, được triển khai tại xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ). Sau gần 2 năm thi công, đến nay đã bắt đầu đi vào hoạt động đã giải quyết bài toán thiếu nước dai dẳng của hàng trăm hộ dân địa phương.

Friday. May 29th, 2015
Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang

Không có nước tưới, 17ha mía xứ đồng Bờ An Cây Dừng, thôn Phước Đức, xã Đức Phú (Mộ Đức) năng suất chỉ đạt 2 tấn/sào. Với giá mía hiện nay, người trồng mía nơi đây không tránh khỏi thua lỗ. Chuyển đổi giống cây trồng là phương án đã được tính đến, nhưng trồng cây gì khi nơi đây chỉ có thể trông chờ vào nước trời. Đó là bài toán khó đối với 110 hộ dân chỉ biết sống nhờ vào đồng ruộng.

Friday. May 29th, 2015
Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/HU ngày 17/7/2008 của Huyện ủy Cam Lộ (Quảng Trị) về đẩy mạnh phát triển cây cao su giai đoạn 2008 - 2010; Kết luận số 28 - KL/HU ngày 25/11/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây cao su giai đoạn 2011 - 2015, diện tích cây cao su của địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến cơ bản về cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai hợp lý và giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Friday. May 29th, 2015
Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng lạc

Huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có diện tích đất có khả năng trồng lạc lớn và quy mô tập trung, thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất luân canh, xen canh, thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Với quy mô sản xuất ổn định hơn 700 ha, đứng thứ hai sau cây lúa, hiện lạc là cây trồng có tính hàng hóa cao, mang lại nguồn thu nhập chính góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện.

Friday. May 29th, 2015
Đẩy mạnh nuôi bò theo hướng thâm canh Đẩy mạnh nuôi bò theo hướng thâm canh

Chăn nuôi bò thâm canh đang là hướng đi đầy triển vọng được nhiều địa phương trong tỉnh tập trung phát triển. Ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị), những năm qua việc phát triển đàn bò lai theo hướng thâm canh được địa phương quan tâm triển khai và đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Friday. May 29th, 2015