Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Nông Dân Xứ Lạng Phát Triển Cây Thế Mạnh

Giúp Nông Dân Xứ Lạng Phát Triển Cây Thế Mạnh
Ngày đăng: 24/09/2014

Lạng Sơn có 6 loại cây ăn quả mũi nhọn trong giảm nghèo và làm giàu là na, hồng, quýt, đào, nhãn, vải thiều. Các chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã giúp nhiều hộ nông dân xứ Lạng mở rộng diện tích, cải tạo vườn cây ăn quả.

Nói đến cây ăn quả chủ lực của Lạng Sơn không thể thiếu cây na dai. Vụ 2014, giá na quả có phần giảm sút. Tuy nhiên, người trồng na vẫn tin tưởng vào hiệu quả lâu dài của loại cây này.

Thoát nghèo nhờ na

Cũng như nhiều hộ khác ở huyện Hữu Lũng, cây na dai là nguồn thu chính của gia đình chị Nguyễn Thị Mẫn ở thôn Nong Thâm, xã Yên Sơn. Hiện nay, gia đình chị Mẫn đang trồng 500 cây na, trong đó có 300 cây trồng trên núi đá. Diện tích na của gia đình chị Mẫn được trồng từ nguồn vốn vay chương trình hộ nghèo những năm trước.

Nguồn thu từ cây na không chỉ giúp gia đình chị chi tiêu hàng ngày mà còn xây được căn nhà 3 gian khang trang. Mặc dù đã thoát nghèo, nhưng do chồng chị bị tai nạn không còn sức lao động nên chị Mẫn vẫn có nhu cầu vay vốn ưu đãi chương trình khác để đầu tư trồng thêm 1.000 cây na.

Cùng thôn Nong Thâm có gia đình chị Đào Thị Cảnh cũng vay vốn ưu đãi để trồng cây ăn quả. Năm 2011 chị Cảnh được vay 15 triệu đồng để trồng 500 cây na. Trả hết món vay cũ, năm 2014, chị lại được vay 40 triệu đồng trồng thêm 1.000 cây na dai và 300 cây nhãn.

Bà Nguyễn Thanh Loan - Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn thôn Minh Hòa, thị trấn Chi Lăng thổ lộ: “Mặc dù có năm được mùa, có năm mất mùa, nhưng na dai vẫn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ND thị trấn. Nhờ được vay vốn ưu đãi để đầu tư trồng na, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên có cuộc sống khấm khá…”.

Dẫn chứng cho điều mình nói, bà Loan dẫn chúng tôi đến vài hộ trong thôn Minh Hòa thoát nghèo nhờ trồng na, trong đó có gia đình chị Vũ Thị Lân. “Na năm nay kém hơn năm ngoái, nhưng bình quân vẫn thu được 200.000 - 300.000 đồng/cây. Nhà tôi trồng 500 cây na cách đây mấy năm từ nguồn vốn vay 30 triệu đồng chương trình hộ nghèo…”.

Phát triển thế mạnh địa phương

Ông Trần Việt Sơn - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Lạng Sơn

Tổng dư nợ 10 chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện là hơn 1.800 tỷ đồng. Các chương trình vốn tín dụng ưu đãi đã giúp ND phát triển vùng trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp.

Lạng Sơn có thế mạnh phát triển cây ăn quả, trong đó chủ lực là na dai (Hữu Lũng, Chi Lăng), hồng (Cao Lộc), quýt (Bắc Sơn, Bình Gia)... Vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã giúp hàng ngàn hộ ND phát huy được thế mạnh trồng cây ăn quả của địa phương.

Ông Nông Viết Niềm - Chủ tịch UBND xã Yên Sơn cho hay, cả xã có 622 hộ dân thì 60% số hộ cosó trồng và sống nhờ na. Dư nợ vốn ưu đãi tại xã hiện lên tới gần 7 tỷ đồng, trong đó chiếm đa số là vốn chương trình cho vay hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hộ cận nghèo.

Các đối tượng vay vốn hầu hết đều đầu tư trồng cây ăn quả, chủ yếu là na. Thị trấn Chi Lăng-thủ phủ của đất na, dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi lên tới hơn 14 tỷ đồng, trong đó có tới 9 tỷ đồng được đầu tư trồng na dai, hồng không hạt.

“Hiện, diện tích trồng cây ăn quả của thị trấn lên tới hàng trăm ha, trong đó na dai chiếm 340ha. Tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn giảm xuống còn hơn 10% như hiện nay có sự góp phần quan trọng của vốn ưu đãi từ Chính phủ”- ông Ngô Văn Tuấn- Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chi Lăng khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Làng Nuôi Chim Cút Làng Nuôi Chim Cút

Ít nơi nào trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hoạt động chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững như thôn Trà Kiểm, xã Hòa Phước (huyện Hòa Vang). Sau khi nuôi heo, gà hiệu quả kinh tế không cao, năm 2005, hàng chục hộ ở đây chuyển sang nuôi chim cút. Mấy năm gần đây, loài chim này đem lại cơ hội làm giàu cho hơn 60 gia đình.

20/11/2013
2 Trang Trại Đầu Tiên Của Việt Nam Đạt Chứng Nhận ISO 9001:2008 2 Trang Trại Đầu Tiên Của Việt Nam Đạt Chứng Nhận ISO 9001:2008

Tổ chức Bureau Veritas (Pháp) vừa cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho hai Trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk tại tỉnh Tuyên Quang và Nghệ An.

20/11/2013
Người Chăn Nuôi Heo Vẫn Thận Trọng Tái Đàn Người Chăn Nuôi Heo Vẫn Thận Trọng Tái Đàn

Sau một thời gian dài giảm xuống ở mức thấp, giá heo hơi có xu hướng tăng lên trong hơn 3 tháng trở lại đây. Với giá bán heo hơi hiện tại, nhiều người chăn nuôi có thể kiếm lời. Tuy nhiên, do lo ngại giá cả đầu ra bất ổn nên người chăn nuôi heo vẫn rất thận trọng trong tái phát triển đàn…

20/11/2013
Nghịch Lý Giá Trứng Từ Trang Trại Đến Chợ Nghịch Lý Giá Trứng Từ Trang Trại Đến Chợ

Khoảng 1 tháng nay, trong khi giá trứng gà bán ra từ các trang trại liên tục giảm mạnh thì trên thị trường mặt hàng này vẫn giữ giá ở mức cao. Sự bất hợp lý trong phân phối, tiêu thụ sản phẩm đang làm nản lòng người dân trong đầu tư tái đàn gia cầm.

20/11/2013
Triển Khai Dự Án Lai Tạo Và Nuôi Dưỡng Bò Lai Hướng Thịt Triển Khai Dự Án Lai Tạo Và Nuôi Dưỡng Bò Lai Hướng Thịt

UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt kinh phí hỗ trợ dự án “Xây dựng mô hình lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt tại An Giang”, do Thạc sĩ Phí Như Liễu, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi gia súc lớn (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) làm chủ nhiệm; phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học (Sở Khoa học và Công nghệ An Giang) thực hiện. Tổng kinh phí gần 847 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ gần 664,8 triệu đồng, còn lại do hộ nông dân tham gia đối ứng.

20/11/2013