Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Nông Dân Xứ Lạng Phát Triển Cây Thế Mạnh

Giúp Nông Dân Xứ Lạng Phát Triển Cây Thế Mạnh
Publish date: Wednesday. September 24th, 2014

Lạng Sơn có 6 loại cây ăn quả mũi nhọn trong giảm nghèo và làm giàu là na, hồng, quýt, đào, nhãn, vải thiều. Các chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã giúp nhiều hộ nông dân xứ Lạng mở rộng diện tích, cải tạo vườn cây ăn quả.

Nói đến cây ăn quả chủ lực của Lạng Sơn không thể thiếu cây na dai. Vụ 2014, giá na quả có phần giảm sút. Tuy nhiên, người trồng na vẫn tin tưởng vào hiệu quả lâu dài của loại cây này.

Thoát nghèo nhờ na

Cũng như nhiều hộ khác ở huyện Hữu Lũng, cây na dai là nguồn thu chính của gia đình chị Nguyễn Thị Mẫn ở thôn Nong Thâm, xã Yên Sơn. Hiện nay, gia đình chị Mẫn đang trồng 500 cây na, trong đó có 300 cây trồng trên núi đá. Diện tích na của gia đình chị Mẫn được trồng từ nguồn vốn vay chương trình hộ nghèo những năm trước.

Nguồn thu từ cây na không chỉ giúp gia đình chị chi tiêu hàng ngày mà còn xây được căn nhà 3 gian khang trang. Mặc dù đã thoát nghèo, nhưng do chồng chị bị tai nạn không còn sức lao động nên chị Mẫn vẫn có nhu cầu vay vốn ưu đãi chương trình khác để đầu tư trồng thêm 1.000 cây na.

Cùng thôn Nong Thâm có gia đình chị Đào Thị Cảnh cũng vay vốn ưu đãi để trồng cây ăn quả. Năm 2011 chị Cảnh được vay 15 triệu đồng để trồng 500 cây na. Trả hết món vay cũ, năm 2014, chị lại được vay 40 triệu đồng trồng thêm 1.000 cây na dai và 300 cây nhãn.

Bà Nguyễn Thanh Loan - Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn thôn Minh Hòa, thị trấn Chi Lăng thổ lộ: “Mặc dù có năm được mùa, có năm mất mùa, nhưng na dai vẫn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ND thị trấn. Nhờ được vay vốn ưu đãi để đầu tư trồng na, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên có cuộc sống khấm khá…”.

Dẫn chứng cho điều mình nói, bà Loan dẫn chúng tôi đến vài hộ trong thôn Minh Hòa thoát nghèo nhờ trồng na, trong đó có gia đình chị Vũ Thị Lân. “Na năm nay kém hơn năm ngoái, nhưng bình quân vẫn thu được 200.000 - 300.000 đồng/cây. Nhà tôi trồng 500 cây na cách đây mấy năm từ nguồn vốn vay 30 triệu đồng chương trình hộ nghèo…”.

Phát triển thế mạnh địa phương

Ông Trần Việt Sơn - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Lạng Sơn

Tổng dư nợ 10 chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện là hơn 1.800 tỷ đồng. Các chương trình vốn tín dụng ưu đãi đã giúp ND phát triển vùng trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp.

Lạng Sơn có thế mạnh phát triển cây ăn quả, trong đó chủ lực là na dai (Hữu Lũng, Chi Lăng), hồng (Cao Lộc), quýt (Bắc Sơn, Bình Gia)... Vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã giúp hàng ngàn hộ ND phát huy được thế mạnh trồng cây ăn quả của địa phương.

Ông Nông Viết Niềm - Chủ tịch UBND xã Yên Sơn cho hay, cả xã có 622 hộ dân thì 60% số hộ cosó trồng và sống nhờ na. Dư nợ vốn ưu đãi tại xã hiện lên tới gần 7 tỷ đồng, trong đó chiếm đa số là vốn chương trình cho vay hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hộ cận nghèo.

Các đối tượng vay vốn hầu hết đều đầu tư trồng cây ăn quả, chủ yếu là na. Thị trấn Chi Lăng-thủ phủ của đất na, dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi lên tới hơn 14 tỷ đồng, trong đó có tới 9 tỷ đồng được đầu tư trồng na dai, hồng không hạt.

“Hiện, diện tích trồng cây ăn quả của thị trấn lên tới hàng trăm ha, trong đó na dai chiếm 340ha. Tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn giảm xuống còn hơn 10% như hiện nay có sự góp phần quan trọng của vốn ưu đãi từ Chính phủ”- ông Ngô Văn Tuấn- Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chi Lăng khẳng định.


Related news

Tổng Kết Lớp Tập Huấn Kỹ Thuật Canh Tác Và Mô Hình Trình Diễn Giống Lúa Chịu Mặn Tổng Kết Lớp Tập Huấn Kỹ Thuật Canh Tác Và Mô Hình Trình Diễn Giống Lúa Chịu Mặn

Ngày 08 tháng 01 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp UBND xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân tổ chức tổng kết lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cho 26 hộ nông dân trên địa bàn xã và mô hình trình diễn 02 giống lúa chịu mặn OM 6600 và OM 5954 được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án GIZ tỉnh Bạc Liêu.

Friday. September 5th, 2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Sử Dụng Hoàn Toàn Thức Ăn Công Nghiệp Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Sử Dụng Hoàn Toàn Thức Ăn Công Nghiệp

Nhằm hướng dẫn nông dân thay đổi đối tượng nuôi mới, mạnh dạn đầu tư thức ăn công nghiệp, thay đổi quy mô cũng như tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Trị (KNKN) đã triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Friday. August 29th, 2014
Tập Huấn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Tập Huấn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Trong 3 ngày (từ 19 - 21/8/2012), Tại hội trường Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học”. Có 30 học viên là những hộ chăn nuôi vịt ở xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai dự học.

Friday. September 5th, 2014
Quảng Ngãi Thu Tiền Tỷ Từ Quảng Ngãi Thu Tiền Tỷ Từ "Vàng Trắng"

100 gram có giá đến 3 triệu đồng, nên yến sào được mệnh danh như “vàng trắng”. Nuôi yến mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng không phải ai cũng thành công. Có người đầu tư cả tỷ bạc, nhưng đành trắng tay khi loài chim “khó tính” này không chịu đến ở.

Friday. August 29th, 2014
Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP

Thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ). Ngày 23/8/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKN-KN) phối hợp cùng Ban quản lý Dự án GIZ tổ chức khai giảng 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn theo hướng VietGAP” tại vùng tôm - lúa của 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.

Friday. September 5th, 2014