Cá Ngừ Đại Dương Tín Hiệu Tích Cực Cho Năm Mới
Việc mở rộng cách đánh bắt cá ngừ đại dương theo phương pháp Nhật Bản thời gian qua là tín hiệu tích cực, được kỳ vọng giúp ngành đánh bắt cá ngừ đại dương phát triển.
Lâu nay, cách câu cá ngừ đại dương truyền thống của ngư dân bằng vàng câu, thẻo câu và thậm chí câu bằng đèn cao áp, do đó cá ngừ sau khi đưa lên tàu đã không còn giữ được sắc đỏ của thịt nên thường chỉ làm được đông lạnh hoặc đóng hộp. Đây là lý do giải thích vì sao, Việt Nam hiện chỉ xuất khẩu cá ngừ ở dạng đông lạnh hay đóng hộp.
Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ chỉ ở mức trên dưới 500 triệu USD. Ngoài việc sản lượng không cải thiện nhiều thì nguyên nhân chính là do Việt Nam không có những thay đổi đáng kể nào trong việc nâng cao giá trị cá ngừ. Vì thế, ông Vũ Đình Đáp, Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam cho rằng, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ vẫn còn dư địa để tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới nếu Việt Nam quyết tâm nâng cao giá trị cá ngừ đại dương lên.
“Ngư dân không được đào tạo bài bản kỹ thuật câu và bảo quản cá ngừ, nay muốn nâng cao giá trị gia tăng cho cá ngừ, cách tốt nhất là dạy lại cho ngư dân. Hiện kỹ thuật câu và bảo quản cá ngừ tiên tiến nhất là ở Nhật Bản”, ông Đáp nói.
Bình Định, tỉnh có sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương lớn nhất cả nước, vừa qua đã mua 5 bộ dây thu cá ngừ tự động của Nhật Bản và đang thử nghiệm cách câu này.
Ưu điểm của cách câu này là khi cá cắn câu, máy thu dây tự động sẽ căn cứ trên độ căng của dây câu mà tự động thả thêm dây khi cá ngừ giật mạnh và tự động thu dây vào khi cá ngừ bơi về phía thuyền câu. Cách này giúp cho con cá ngừ không vùng vẫy trong quá trình câu, do đó thịt cá đạt tiêu chuẩn làm sushi.
Ông Đáp cho biết, sau khi được các chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn, ngư dân Bình Định đang thử nghiệm cách câu này. Tuy nhiên, hai chuyến đi biển đầu tiên, hiệu quả không cao, song đến chuyến thứ 3 thì tỷ lệ cá ngừ thu hoạch có chất lượng cao đã tăng lên.
Đây là tín hiệu rất vui cho ngành đánh bắt cá ngừ. Hiệp hội cá ngừ Việt Nam hy vọng, các ngư dân sẽ sớm làm chủ công nghệ câu cá ngừ của Nhật Bản, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan quản lý, sản lượng đánh bắt và đặc biệt là giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới.
Năm 2014, sản lượng khai thác cá ngừ mắt to vây vàng tại Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ước đạt 18.613 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 505 triệu USD, giảm 4 % so với năm 2013. Sản phẩm cá ngừ đông lạnh chiếm giá trị lớn nhất (52%), còn lại là cá ngừ hộp, cá ngừ chế biến. Xuất khẩu sang các thị trường chính đều giảm, thị trường Mỹ giảm 8%, EU giảm 2%, ASEAN giảm 5%, đáng chú ý là thị trường Nhật Bản giảm đến 46% so với năm 2013.
Có thể bạn quan tâm
Với lợi thế trên 54 ngàn ha đất rừng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) có tiềm năng phát triển kinh tế rừng và vườn đồi. Trong đó, nuôi ong lấy mật nhiều năm qua đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Thay vì nền đất hoặc xi măng truyền thống, hiện nay mô hình nuôi heo trên nền đệm lót lên men đang trở thành xu hướng nuôi mới của một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong đó có thị xã La Gi. Tác dụng mang lại là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí đầu tư...
Tàu cá liên kết với nhau thành các tổ, đội khai thác thủy sản trên biển nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm cứu nạn… là chủ trương đúng đắn của nhà nước và được ngư dân tham gia tích cực.
Nằm cách xa tuyến Quốc lộ 1A với mức sống tương đối thấp, nhưng mấy năm nay, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất, nhất là đầu tư mô hình nuôi chim cút, hàng chục hộ dân ở tổ 20, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã có được nguồn thu ổn định, đời sống kinh tế khấm khá hơn.
Tảo xoắn Spirulina là nguồn thực phẩm chức năng rất phổ biến ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức... nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ vì phương pháp nuôi trồng cực kì công phu và tốn kém.