Thực Hiện Các Biện Pháp Cấp Bách Kiểm Soát Tồn Dư Hóa Chất Kháng Sinh Trong Sản Xuất Và Xuất Khẩu Thủy Sản
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn yêu cầu các ngành hữu quan tỉnh đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản theo tinh thần Chỉ thị số 10318 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Theo đó, Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người nuôi thủy sản không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm; sử dụng đúng cách thuốc thú y trong danh mục được phép lưu hành.
Đặc biệt tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y trước khi thu hoạch. Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng chuyên môn tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lưu thông, mua bán, sử dụng hóa chất kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thủy sản không có tên trong danh mục được phép lưu hành.
Các đơn vị truyền thông tỉnh phối hợp với Sở NN&PTNT và các đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời, chính xác thông tin về việc kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh...
Có thể bạn quan tâm
TP Cà Mau có hơn 5.900 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) các cấp. Trong số đó, những người có thu nhập mỗi năm cả tỷ đồng đã tập hợp.
Ốc, ba ba, ếch, lươn, chạch chấu, cá chép koi… là những loài thủy đặc sản được các hộ nuôi tại Hưng Yên ưa chuộng, phát triển mô hình kinh tế hiệu quả cao.
Được Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hà Trung, Thanh Hoá giới thiệu, xe chúng tôi đến khu trang trại tổng hợp của anh Tuy ở xã Yên Dương.
Vụ đông xuân năm 2023 - 2024, các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị.
Mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật mới, nông dân canh tác tôm - lúa rút ngắn thời gian thu hoạch, tôm đạt kích cỡ lớn, cho năng suất, lợi nhuận cao.