Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp nông dân biến rác thải thành tiền

Giúp nông dân biến rác thải thành tiền
Ngày đăng: 21/10/2015

Mô hình ủ phân hữu cơ từ rác, phế phẩm nông nghiệp ở nông hộ đã được Hội ND tỉnh vận động và hướng dẫn hội viên, ND thực hiện nhiều năm nay.

Giảm chi phí sản xuất

“Mô hình được xây dựng đầu tiên vào năm 2012 tại thị xã Ngã Năm, sau đó được tiếp tục nhân rộng tại một số xã của huyện Long Phú và huyện Mỹ Xuyên.

Gần đây nhất mô hình đã được 50 hộ hội viên, ND ở 2 xã Phú Tân và Hồ Đắc Kiện thuộc huyện Châu Thành áp dụng, và bước đầu đã mang lại kết quả rất khả quan.

Những hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để thực hiện một bồn ủ khoảng 6 tấn phân” – ông Phạm Chí Nguyện – Trưởng ban Kinh tế Hội ND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

 

Ông Lên Văn Hùng (ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện) kiểm tra bồn ủ phân của gia đình.

Lão nông Lê Văn Hùng ngụ ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện, bộc bạch: “Từ khi được bên Hội ND triển khai mô hình, tôi được hướng dẫn bài bản nên thực hiện rất hiệu quả.

Đối với phân hữu cơ ủ bằng cách này, 4 tấn phân thành phẩm (tổng chi phí khoảng 1,5 triệu đồng) có giá trị tương đương khoảng 1,5 tấn phân hóa học (khoảng 10 triệu đồng).

Như vậy khi sử dụng loại phân hữu cơ tự ủ, ND tiết kiệm hơn 8 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Quốc Hải (ngụ cùng ấp Đắc Thế) thì chia sẻ: “Việc sử dụng phân hữu cơ tự ủ giúp nhà nông tiết kiệm được tiền bạc, cây trồng lại xanh tốt lâu hơn so với phân hóa học.

Hồi trước tui cứ nghĩ làm phải phức tạp lắm, nhưng từ khi được Hội ND hướng dẫn, ai cũng thấy dễ làm.

Mong rằng, mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng để thêm nhiều nhà nông biết làm”.

Người khỏe, môi trường an toàn

Theo anh Nguyễn Văn Lâm – Phó Chủ tịch Hội ND xã Hồ Đắc Kiện, thông qua hướng dẫn ND thực hiện mô hình tự ủ phân hữu cơ đã tạo được thói quen tốt cho bà con.

“Phương pháp này còn giúp giảm một phần phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác của ND; tạo thói quen cho người dân không đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch, hạn chế ô nhiễm môi trường. 

Ngoài việc bảo vệ môi trường, việc thường xuyên sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân hóa học còn giúp cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, nhà nông khỏe mà nông sản làm ra cũng an toàn hơn” – anh Lâm chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thử – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Châu Thành cho biết thêm: “Trước khi thực hiện mô hình tại các xã, phía Hội ND và Chi cục Bảo vệ thực vật đều tổ chức tập huấn kỹ thuật quy trình ủ phân để tạo ra loại phân hữu cơ đạt yêu cầu; tuyên truyền cho bà con biết lợi ích của phân hữu cơ vi sinh tự ủ…”.

Với những lợi ích không nhỏ đem lại cho nhà nông, thời gian tới, Hội ND tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, ND nhân rộng mô hình tự ủ phân hữu cơ vi sinh.

 Lợi ích của việc ủ phân hữu cơ là tận dụng được phân bò, rơm rạ, xác bã thực vật và phế phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương.

Việc sử dụng chế phẩm Trichoderma để ủ phân hữu cơ có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số nấm bệnh độc trên cây trồng.

Sau thời gian ủ khoảng 1,5 tháng, phân hữu cơ có thể đưa ra   sử dụng. 


Có thể bạn quan tâm

Tập Huấn Bò Thịt Chất Lượng Cao Charolaise Ở Hà Tĩnh Tập Huấn Bò Thịt Chất Lượng Cao Charolaise Ở Hà Tĩnh

Ngày 24/4/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với Trường đại học Kaettart (Vương quốc Thái Lan) tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao Charolaise. Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Phó giám đốc thường trực Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến dự và chỉ đạo lớp tập huấn.

07/05/2013
Khi Con Cá Điêu Hồng Qua Cơn “Bĩ Cực” Khi Con Cá Điêu Hồng Qua Cơn “Bĩ Cực”

Trong 10 tháng đầu năm 2012, phần lớn thời gian giá cá điêu hồng nuôi bè ở Tiền Giang nằm ở mức thấp hơn giá thành sản xuất nên người nuôi cá bị lỗ nặng. Đến nay, khi giá cá điêu hồng tăng mạnh trở lại với mức 3.000 - 4.000 đồng/kg so với tháng trước, thì các chủ bè lại không có cá để bán, bởi nhiều người nuôi cá điêu hồng đã phải treo bè hoặc bán bè từ những tháng trước...

30/11/2012
Chuyển Đổi Đất Trồng Hoa Màu Sang Trồng Cỏ Nuôi Bò Ở Bắc Bình (Quảng Trị) Chuyển Đổi Đất Trồng Hoa Màu Sang Trồng Cỏ Nuôi Bò Ở Bắc Bình (Quảng Trị)

Trồng cỏ nuôi bò nhốt không còn xa lạ gì với người dân nông thôn các xã vùng gò đồi huyện Cam Lộ (Quảng Trị) như Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa, nhưng với bà con nông dân thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền, câu chuyện chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu sang trồng cỏ nuôi bò vẫn là đề tài nóng hổi rất được quan tâm và trông đợi hiệu quả thiết thực mà mô hình mang lại.

07/05/2013
Nuôi Ba Ba Thu Lợi Nhuận Cao Nuôi Ba Ba Thu Lợi Nhuận Cao

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành - An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…

08/05/2013
Nên Cơ Nghiệp Từ Nuôi Gà Giống Nên Cơ Nghiệp Từ Nuôi Gà Giống

Nắm bắt nhu cầu thị trường, nông dân Nguyễn Thanh Lâm (30 tuổi) ở ấp 3, xã Mỹ Tân, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trại giống chuyên cung cấp gà giống thả vườn. Gà giống của anh sản xuất ra đến đâu, bán hết đến đấy.

02/12/2012