Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp nông dân biến rác thải thành tiền

Giúp nông dân biến rác thải thành tiền
Publish date: Wednesday. October 21st, 2015

Mô hình ủ phân hữu cơ từ rác, phế phẩm nông nghiệp ở nông hộ đã được Hội ND tỉnh vận động và hướng dẫn hội viên, ND thực hiện nhiều năm nay.

Giảm chi phí sản xuất

“Mô hình được xây dựng đầu tiên vào năm 2012 tại thị xã Ngã Năm, sau đó được tiếp tục nhân rộng tại một số xã của huyện Long Phú và huyện Mỹ Xuyên.

Gần đây nhất mô hình đã được 50 hộ hội viên, ND ở 2 xã Phú Tân và Hồ Đắc Kiện thuộc huyện Châu Thành áp dụng, và bước đầu đã mang lại kết quả rất khả quan.

Những hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để thực hiện một bồn ủ khoảng 6 tấn phân” – ông Phạm Chí Nguyện – Trưởng ban Kinh tế Hội ND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

 

Ông Lên Văn Hùng (ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện) kiểm tra bồn ủ phân của gia đình.

Lão nông Lê Văn Hùng ngụ ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện, bộc bạch: “Từ khi được bên Hội ND triển khai mô hình, tôi được hướng dẫn bài bản nên thực hiện rất hiệu quả.

Đối với phân hữu cơ ủ bằng cách này, 4 tấn phân thành phẩm (tổng chi phí khoảng 1,5 triệu đồng) có giá trị tương đương khoảng 1,5 tấn phân hóa học (khoảng 10 triệu đồng).

Như vậy khi sử dụng loại phân hữu cơ tự ủ, ND tiết kiệm hơn 8 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Quốc Hải (ngụ cùng ấp Đắc Thế) thì chia sẻ: “Việc sử dụng phân hữu cơ tự ủ giúp nhà nông tiết kiệm được tiền bạc, cây trồng lại xanh tốt lâu hơn so với phân hóa học.

Hồi trước tui cứ nghĩ làm phải phức tạp lắm, nhưng từ khi được Hội ND hướng dẫn, ai cũng thấy dễ làm.

Mong rằng, mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng để thêm nhiều nhà nông biết làm”.

Người khỏe, môi trường an toàn

Theo anh Nguyễn Văn Lâm – Phó Chủ tịch Hội ND xã Hồ Đắc Kiện, thông qua hướng dẫn ND thực hiện mô hình tự ủ phân hữu cơ đã tạo được thói quen tốt cho bà con.

“Phương pháp này còn giúp giảm một phần phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác của ND; tạo thói quen cho người dân không đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch, hạn chế ô nhiễm môi trường. 

Ngoài việc bảo vệ môi trường, việc thường xuyên sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân hóa học còn giúp cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, nhà nông khỏe mà nông sản làm ra cũng an toàn hơn” – anh Lâm chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thử – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Châu Thành cho biết thêm: “Trước khi thực hiện mô hình tại các xã, phía Hội ND và Chi cục Bảo vệ thực vật đều tổ chức tập huấn kỹ thuật quy trình ủ phân để tạo ra loại phân hữu cơ đạt yêu cầu; tuyên truyền cho bà con biết lợi ích của phân hữu cơ vi sinh tự ủ…”.

Với những lợi ích không nhỏ đem lại cho nhà nông, thời gian tới, Hội ND tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, ND nhân rộng mô hình tự ủ phân hữu cơ vi sinh.

 Lợi ích của việc ủ phân hữu cơ là tận dụng được phân bò, rơm rạ, xác bã thực vật và phế phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương.

Việc sử dụng chế phẩm Trichoderma để ủ phân hữu cơ có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số nấm bệnh độc trên cây trồng.

Sau thời gian ủ khoảng 1,5 tháng, phân hữu cơ có thể đưa ra   sử dụng. 


Related news

An Giang trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao An Giang trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào vườn cây ăn trái tại huyện Chợ Mới (An Giang), nhiều nhà vườn ở xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới) thực hiện trồng xoài ba màu theo hướng VietGAP mang lại hiệu quả, giúp tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.

Saturday. April 18th, 2015
Lao đao mùa dưa hấu Lao đao mùa dưa hấu

Nhiều ngày qua, người trồng dưa hấu ở các tỉnh miền Trung cũng như thương lái đứng ngồi không yên trước cảnh hàng nghìn xe dưa hấu bị ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Tại Phú Yên, giá dưa liên tục giảm, nông dân và thương lái lại phải đóng nhiều khoản phí do địa phương quy định, khiến họ lâm cảnh lao đao.

Saturday. April 18th, 2015
Trăm dâu đổ đầu… người nuôi cá Trăm dâu đổ đầu… người nuôi cá

Xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến nay gặp khó khăn đã kéo giá cá tra nguyên liệu xuống mức thấp còn 22.000 - 23.000 đồng/kg, người nuôi không có lãi. Chẳng những bị lỗ, hàng loạt hộ nuôi cá ở Đồng Tháp, An Giang, TP Cần Thơ… còn bị các doanh nghiệp nợ tiền mua nguyên liệu kéo dài không trả hoặc chỉ trả “nhỏ giọt”, khiến người nuôi khốn đốn…

Monday. April 20th, 2015
“Đổi đời” nhờ nuôi ếch giống “Đổi đời” nhờ nuôi ếch giống

Vợ chồng anh Lâm Phú Lợi (xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) đã nói như thế về sự đổi thay cuộc sống từ khi nuôi ếch giống đến nay.

Monday. April 20th, 2015
Tam Nông (Đồng Tháp) triển khai dự án lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP Tam Nông (Đồng Tháp) triển khai dự án lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP

Thực hiện tái cơ cấu đối với ngành hàng tôm càng xanh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang triển khai dự án sản xuất lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP giai đoạn 2014 - 2020.

Monday. April 20th, 2015