Thanh Hóa Đã Khống Chế Dịch Lở Mồm Long Móng Gia Súc

Sau gần 15 ngày tập trung chống dịch, đến nay 184/189 con gia súc bị bệnh lở mồm long móng tại 2 huyện Như Xuân, Thạch Thành (Thanh Hóa) đã được điều trị khỏi.
Hiện còn 5 con đang tiếp tục điều trị. Gần 10 ngày nay, dịch đã được khống chế, không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh mới.
Nguyên nhân xuất hiện dịch là do thời tiết giá rét làm giảm sức đề kháng của đàn trâu bò. Mặt khác, hầu hết gia súc bị bệnh đều chưa tiêm phòng. Riêng huyện Như Xuân, gia súc bị lở mồm long móng type A nên việc chữa trị, phòng bệnh gặp nhiều khó khăn hơn, vì vacxin type A khá đắt nên người dân không có điều kiện mua. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đang còn hạn chế.
Để dịch qua 21 ngày trong điều kiện rét đậm, rét hại, Chi cục Thú y Thanh Hóa khuyến cáo người chăn nuôi tiếp tục điều trị cho số gia súc đang bị bệnh. Đối với những con đã điều trị khỏi và đang khỏe mạnh bà con cần thực hiện các biện pháp tăng sức đề kháng cho gia súc. Trong trường hợp gia súc bị chết phải báo cáo kịp thời cho cán bộ thú y, nhằm xác định đúng nguyên nhân từ đó có biện pháp khống chế kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.

Cùng với phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi được xác định là thế mạnh của kinh tế hộ ở các huyện miền núi tỉnh ta. Tuy nhiên, tại các địa phương, chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ.

Ngày 7-10, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Lễ ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cho vay vốn đối với khách hàng mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, diện tích một số loại cây ăn quả kém hiệu quả trên địa bàn đang có xu hướng giảm. Đơn cử như cây vải, hiện chỉ còn khoảng 4.000 ha, giảm 15-20% diện tích so với 5 năm trước. Diện tích một số cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao như nhãn, na, chuối, táo tăng lên do thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm ngày càng được mở rộng, đặc biệt là chuối. Riêng 9 tháng của năm nay, nông dân trong tỉnh đã trồng được 83ha chuối.

Ông Trần Công Chiến, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu chính là người khởi xướng và dày công vun đắp cho cuộc thi. Thủa ban đầu, với tên gọi “Bò sữa điển hình chất lượng cao”, cuộc thi diễn ra tương đối đơn điệu.