Giống Tôm Sú Châu Phi Chỉ Là Tin Đồn Ở Kiên Giang
Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.
Sau khi kiểm tra thực tế, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang khẳng định, loại tôm sú "châu Phi" này không có điểm gì vượt trội so với tôm sú bình thường về tốc độ tăng trưởng, kích cỡ, tỷ lệ sống, khả năng thích ứng môi trường. Thậm chí, một số hộ nuôi còn gặp tình trạng tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh đốm trắng…
Theo ông Nguyễn Vân Thanh, hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định phát hiện tôm sú khác, chỉ khác là nguồn giống tôm bố mẹ hoặc do đột biến trong quá trình nhân giống. Việc rao bán tôm sú "châu Phi" nhằm tạo ra sự mập mờ, nhầm lẫn và tác động vào tâm lý thích con giống thủy sản chất lượng của người nuôi tôm để bán giá cao, trục lợi.
Trước tình hình trên, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang khuyến cáo người nuôi cần cảnh giác và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định thả giống tôm sú mới, để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra. Mặt khác, để đạt hiệu quả cao trong nuôi tôm, nông dân cần chú ý chọn mua tôm giống ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô lớn, có uy tín nhiều năm; tôm giống phải có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng…
Có thể bạn quan tâm
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt cho rằng Hà Nội hiện nay có thách thức lớn khi có vùng nông nghiệp rộng lớn, tạo khoảng cách chênh lệch về nguồn thu giữa nội thành và ngoại thành.
Theo Chi cục Thú y Sóc Trăng, trên địa bàn tỉnh đang xuất hiện dịch heo tai xanh tại 8 hộ chăn nuôi gia đình, với tổng đàn heo 591 con, trong đó có 74 con chết và đã tiêu hủy 327 con.
“Nâng cao năng suất, chất lượng canh tác cà chua” là tên dự án do tỉnh Đông Flander (vương quốc Bỉ) tài trợ cho tỉnh Lâm Đồng và sẽ được triển khai trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Viết Hưng vừa ký Quyết định số 2084 công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại các xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh.
Đến nay, tỉnh Bình Định đã có 31.762 lượt hộ nông dân được vay vốn đầu tư phát triển SX, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển càng ngành nghề truyền thống...