Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vốn tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới

Vốn tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới
Ngày đăng: 20/08/2015

Một số huyện như: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Sơn... đã làm tốt công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng tới các xã, thị trấn, thành lập Ban chỉ đạo vay vốn ở cơ sở và triển khai thực hiện tới từng khu dân cư. Các điểm giao dịch của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được bố trí hợp lý, thuận lợi cho nhân dân, phong cách phục vụ không ngừng đổi mới theo hướng sát dân, gần dân, nỗi lo thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất của người dân được giải quyết, mỗi năm đã có hàng vạn lượt hộ, tổ chức kinh tế được tiếp cận vay vốn đầu tư, từ đó kích thích sản xuất, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm phục vụ đời sống xã hội, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Điển hình như hộ anh Vũ Đình Trình, ở khu 4 xã Xuân Thủy (Yên Lập) vay vốn nuôi lợn theo quy mô bán công nghiệp, mỗi năm xuất chuồng hơn 100 tấn lợn hơi, doanh thu hàng tỷ đồng, thu nhập đạt 200-300 triệu đồng/năm. Hay như hộ chị Phạm Thị Vân ở khu 1 xã Phú Lạc (Cẩm Khê) cũng vay vốn phát triển chăn nuôi lợn và làm dịch vụ cung ứng thức ăn chăn nuôi tạo việc làm ổn định cho 30 lao động với thu nhập 4,5-5 triệu đồng/người/tháng, lợi nhuận đạt khoảng 500 triệu đồng/năm. Trao đổi với chúng tôi, đại diện các hộ này đều cho biết: Xuất phát điểm ban đầu kinh tế khó khăn song nhờ có vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT cũng như chương trình tín dụng nông nghiệp nông thôn đi vào cuộc sống nên mới có thu nhập ổn định.

Hiện nay trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), có rất nhiều tiêu chí cần nguồn lực đầu tư của vốn tín dụng như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ hộ đói, nghèo, tăng tỷ lệ hộ giàu... Chính vì vậy mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn bám sát mục tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đổi mới công tác cho vay; chấp hành nghiêm các quy định về lãi suất huy động, lãi suất cho vay trong từng thời kỳ; thực hiện cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm theo quy định; đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả; khuyến khích phát triển màng lưới hoạt động tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Tập trung đầu tư cho vay 4 chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm, 4 chương trình sản xuất nông nghiệp khuyến khích của tỉnh và cho vay nông thôn mới.

Tính đến hết tháng 6, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên toàn tỉnh đã đạt 14.018 tỷ đồng, chiếm 48,1% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn, tăng 2,6% so với cuối năm 2014. Trong đó cho vay ngắn hạn đạt: 5.652 tỷ đồng, chiếm 40,3% dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn; cho vay trung dài hạn: 8.366 tỷ đồng, chiếm 59,7%. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng không ngừng được nâng lên, tỷ lệ nợ xấu cho vay nông nghiệp nông thôn giảm xuống 1%.

Tuy nhiên không phải địa phương nào cũng triển khai thực hiện tốt vốn tín dụng phục vụ nông nghiệp phát triển nông thôn do những yếu tố khách quan và chủ quan tác động. Ở một số nơi công tác triển khai còn dập khuôn, cứng nhắc chưa sát với thực tế; việc phối hợp thực hiện với cơ sở, các tổ chức chính trị xã hội trong tuyên truyền chủ trương chính sách của Nhà nước chưa thường xuyên, thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp chưa đảm bảo, giá cả không ổn định đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của khách hàng vay...

Thời gian tới để nâng cao hiệu quả vốn vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, NHNN chi nhánh tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng tăng thị phần tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn, thực hiện tốt công tác hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương thông qua giải ngân vốn cho các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung như: Sản xuất chè, cây lấy gỗ, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, xây dựng làng nghề truyền thống, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn... từ đó đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Để có một vụ lúa bội thu Để có một vụ lúa bội thu

Trong vụ mùa 2015, tỉnh Phú Thọ có hàng chục nghìn ha lúa bị sâu bệnh gây hại cho nên nhiều diện tích đứng trước nguy cơ mất mùa cao.

17/09/2015
Kỹ sư cơ khí thu hơn 7 tỷ đồng từ nuôi lợn, gà sạch Kỹ sư cơ khí thu hơn 7 tỷ đồng từ nuôi lợn, gà sạch

Gác lại tấm bằng kỹ sư cơ khí, Hải mượn bạn bè 70 triệu đồng và quyết định rời Hà Nội lên Vĩnh Phúc nuôi lợn gà sạch. Sau hơn 7 năm, trang trại của anh đã cho doanh thu trên 7 tỷ đồng một năm.

18/09/2015
Xử lý rác thải bằng chế phẩm sinh học Xử lý rác thải bằng chế phẩm sinh học

Sau hơn nửa năm sử dụng chế phẩm vi sinh AT- YTB, mùi hôi chất thải chăn nuôi và sinh hoạt ở một số vùng nông thôn giảm rõ rệt, cuộc sống của người dân được cải thiện...

18/09/2015
Mưa lớn làm ngập hàng ngàn ha hoa màu Mưa lớn làm ngập hàng ngàn ha hoa màu

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên diễn biến thời tiết những ngày qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An chuyển biến thất thường.

18/09/2015
Nhà máy gạo hiện đại hàng đầu miền Bắc chào đời Nhà máy gạo hiện đại hàng đầu miền Bắc chào đời

Đi cho đến cùng của chuỗi sản phẩm chính là chiến lược phát triển mà anh Vũ Văn Nga-Tổng GĐ Cty CP TCty Giống cây trồng, con nuôi Ninh Bình hằng đeo đuổi.

18/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.