Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu lãi 3 tỷ mỗi năm từ nuôi gà theo công nghệ khép kín

Thu lãi 3 tỷ mỗi năm từ nuôi gà theo công nghệ khép kín
Ngày đăng: 20/08/2015

Bao nhiêu năm gắn bó với cây cà phê và ruộng lúa nước, lúc thu hoạch chỉ đủ trang trải cuộc sống trước mắt khiến ông Nguyễn Công Khanh (ngụ thôn Thành Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ và quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập cho gia đình.

Sau một thời gian tìm hiểu, ông Khanh  đã tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp bằng việc đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà theo công nghệ khép kín, có hệ thống quạt thông gió, hệ thống điện thắp sáng, thiết bị cảm biến nhiệt điều chỉnh nhiệt độ và các van nước tự động cho gà uống…

Thế nhưng, kinh phí để xây dựng được một trại gà quy mô như vậy là trở ngại lớn nhất đối với gia đình ông. Nhưng với lòng quyết tâm nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Khanh đã mạnh dạn vay vay vốn Ngân hàng, bà con, họ hàng cùng với tiền dành dụm của gia đình để mở trại gà.

Năm 2013, sau khi đi tham quan học hỏi một số mô hình ở các tỉnh bạn cũng như tham khảo qua tài liệu, sách, báo và tìm được doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, ông Khanh đã xây dựng hệ thống chuồng trại trên 2ha, với công suất 100 ngàn con gà đẻ lấy trứng.

Với hệ thống chuồng trại này, nhờ nuôi khép kín và tách biệt với bên ngoài, ở cửa ra vào lại có hệ thống tiêu độc, khử trùng nên đàn gà phát triển khỏe mạnh, hạn chế bị dịch bệnh lây lan và mỗi ngày trang trại ông thu hoạch được khoảng 90 ngàn quả trứng.

Ưu điểm của nuôi gà khép kín, dù số lượng gà đông và nuôi nhốt tập trung nhưng nhờ hệ thống chuồng trại hiện đại cũng như được vệ sinh, khử trùng thường xuyên nên không gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Ông Nguyễn Công Khanh chia sẻ: trước đây nuôi gà theo phương pháp thủ công truyền thống là nuôi thả vườn với số lượng ít chủ yếu phục vụ bữa ăn cho gia đình nên thường hay bị dịch bệnh, phát triển kém. Giờ nuôi trong chuồng trại theo công nghệ khép kín nên rất an toàn, đàn gà sinh trưởng tốt.

“Mặt khác, tôi cũng may mắn khi liên kết được trong sản xuất nên không lo đầu vào con giống, cũng như đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy thu nhập từ trại gà tương đối ổn định”, ông Khanh cho biết thêm.

Hiện, một công ty đang bao tiêu sản phẩm trứng gà của gia đình ông Khanh với giá 1.550 đồng/quả. Như vậy, mỗi ngày đàn gà cho thu hoạch khoảng 90 ngàn quả trứng đã đem về cho gia đình ông thu nhập gần 140 triệu đồng.

Ngoài thu nhập từ trứng, thì gia đình ông còn cho thu nhập từ việc bán phân gà. Mỗi ngày trại gà thải ra khoảng 7 tấn phân, với giá 1 triệu đồng/tấn, gia đình ông có thêm khoản thu nhập 7 triệu đồng/ngày.

Không chỉ nuôi gà đẻ trứng mà gia đình ông Khanh còn có trại nuôi gà thịt quy mô trên diện tích gần 5.000m2. Mỗi năm ông nuôi 4 lứa gà thịt, mỗi lứa 30 ngàn con (chủ yếu nuôi gia công, vỗ béo) và cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng mỗi lứa gà.

Công nhân đóng những mẻ trứng chuẩn bị cho ra thị trường.

Trang trại gà quy mô khép kín của nhà nông Nguyễn Công Khanh không những đem lại thu nhập lớn cho gia đình mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 30 lao động tại địa phương .

Theo nhẩm tính của ông Khanh, trừ hết chi phí, công lao động mỗi năm gia đình ông thu về được khoảng 3 tỷ đồng tiền lãi, dù hàng ngày đàn gà cho thu hoạch trứng lên đến cả trăm triệu đồng. Vì chi phí đầu tư gà nuôi gà khép kín rất cao từ cám bã, thuốc men đến hệ thống tiêu độc, khử trùng. Ngoài ra còn hệ thống thông gió, làm mát và điện thắp sáng thường xuyên.

Tuy mới gắn bó với việc nuôi gà công nghệ khép kín được mấy năm nay, nhưng ông Khanh đã đúc rút được rất nhiều kiến thức kinh nghiệm cho mình. Từ đó, ông đã hướng dẫn truyền đạt lại cho các công nhân để họ chăm sóc đàn gà đúng quy trình, đảm bảo sức khỏe tốt cho sản lượng trứng cao.

Từ mô hình này của ông có rất nhiều người dân địa phương đến tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về nuôi gà, ông Khanh đều nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm.

Nhận xét về mô hình kinh tế trang trại khép kín của gia đình ông Nguyễn Công Khanh, ông Đỗ Văn Hiền - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, Đức Trọng cho biết: ông Nguyễn Công Khanh là một điển hình tiêu biểu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương.

“Ông Khanh đã chịu khó học hỏi và mạnh dạn vay mượn, đầu tư tiền tỷ để xây dựng chuồng trại, mua sắm thiết bị máy móc, nuôi gà theo công nghệ mới. Hiện mô hình của gia đình ông Khanh đang được nhiều nông dân đến tham quan, học hỏi để nhân rộng. Không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi mà gia đình ông Khanh cũng rất nhiệt tình, tích cực đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương”, ông Hiền chia sẻ thêm.

Được biết, với những thành tích đạt được trong phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi, vừa qua ông Nguyễn Công Khanh đã được Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng biểu dương và được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Thương Hiệu Cho Vú Sữa Xã Diên Bình, Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) Xây Dựng Thương Hiệu Cho Vú Sữa Xã Diên Bình, Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa)

Xây dựng thương hiệu cho nông sản trong nước là bài toán được đặt ra từ bao lâu nay của nhiều địa phương. Tại Khánh Hòa, sầu riêng Khánh Sơn là thương hiệu nông sản đầu tiên được xây dựng thành công, góp phần đưa nông sản địa phương vào hệ thống phân phối của các siêu thị và đến với nhiều tỉnh thành khác.

21/03/2014
Bí Quyết Thu Hút Nông Dân Ở Sơn La Bí Quyết Thu Hút Nông Dân Ở Sơn La

“Nội dung hoạt động hội phải gắn với quyền lợi của hội viên, nông dân. Nông dân no ấm, hạnh phúc thì tổ chức hội vững mạnh” - đó là tâm sự của bà Trần Thị Kim Loan - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) thành phố Sơn La.

23/02/2014
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới Trên Sông Kết Hợp Cá Trê Vàng Gặt Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới Trên Sông Kết Hợp Cá Trê Vàng Gặt Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện nay để tận dụng diện tích mặt nước sông đưa vào sản xuất thì một số người dân ở các xã Ninh Quới, Ninh Quới A, Vĩnh Thanh, Vĩnh Bình của tỉnh Bạc Liêu đã phát triển mô hình nuôi “Cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng gặt”.

21/03/2014
Nuôi Ốc Len Trong Rừng Ngập Mặn Ở Cà Mau Nuôi Ốc Len Trong Rừng Ngập Mặn Ở Cà Mau

Ốc len (Cerithidea obtusa) là đối tượng đang được phát triển nuôi ở những khu vực rừng ngập mặn ở Cà Mau. Hiện nay ốc len là loài đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao bởi nó chứa nhiều loại acid béo no và acid béo không no. Ốc len tiêu thụ như mặt hàng hải sản ở các nước Thái Lan, Singapore…

23/02/2014
Hội Thảo Về Dinh Dưỡng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Hội Thảo Về Dinh Dưỡng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Hội thảo về dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản vừa được Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp Australia phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi thủy sản - trường Đại học Nha Trang tổ chức vào ngày 19/3 tại Nha Trang. Hội thảo nhằm giúp ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam xác định rõ hơn tầm quan trọng của dinh dưỡng với đối tượng nuôi.

21/03/2014