Giống Tôm Sú Châu Phi Chỉ Là Tin Đồn Ở Kiên Giang

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.
Sau khi kiểm tra thực tế, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang khẳng định, loại tôm sú "châu Phi" này không có điểm gì vượt trội so với tôm sú bình thường về tốc độ tăng trưởng, kích cỡ, tỷ lệ sống, khả năng thích ứng môi trường. Thậm chí, một số hộ nuôi còn gặp tình trạng tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh đốm trắng…
Theo ông Nguyễn Vân Thanh, hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định phát hiện tôm sú khác, chỉ khác là nguồn giống tôm bố mẹ hoặc do đột biến trong quá trình nhân giống. Việc rao bán tôm sú "châu Phi" nhằm tạo ra sự mập mờ, nhầm lẫn và tác động vào tâm lý thích con giống thủy sản chất lượng của người nuôi tôm để bán giá cao, trục lợi.
Trước tình hình trên, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang khuyến cáo người nuôi cần cảnh giác và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định thả giống tôm sú mới, để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra. Mặt khác, để đạt hiệu quả cao trong nuôi tôm, nông dân cần chú ý chọn mua tôm giống ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô lớn, có uy tín nhiều năm; tôm giống phải có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng…
Related news

Qua hơn 10 tháng thực hiện mô hình nuôi tôm nước tĩnh từ sự liên kết của Hội Thuỷ sản TP Cà Mau với Công ty Tôm giống Dương Hùng, trung bình mỗi hộ thu nhập trên 30 triệu đồng/ha, một số hộ thu trên 50 triệu đồng/ha.
Quyết định 24/QÐ-UBND, năm 2014 của UBND tỉnh Cà Mau, cho sên vét đất, bùn thải cải tạo ao, đầm nuôi tôm quanh năm, làm mâu thuẫn giữa các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến và hộ nuôi công nghiệp ngày càng gay gắt.

Việt Nam có thế mạnh ngư nghiệp, nhưng nguyên liệu phục vụ chế biến ngành thủy sản đã có dấu hiệu phải nhập khẩu ở một số mặt hàng chủ lực thời gian gần đây.

Vụ nuôi tôm nước lợ năm 2015 sắp kết thúc, một kinh nghiệm rút ra đối với người nuôi và ngành chuyên môn là quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn đối với tôm sú được đánh giá là hiệu quả cao, hạn chế rủi ro.

Trong khi nhiều nơi trong cả nước nuôi tôm thẻ chân trắng không hiệu quả, thì tại tỉnh Khánh Hòa, có những vùng nuôi tôm cho kết quả ngoài mong đợi nhờ áp dụng quy trình nuôi hiện đại.