Nghề biển ở Duy Hải

Những ngày qua, thời tiết nắng nóng, người dân xã Duy Hải tập trung hấp cá, tẩm cá, làm cá bò khô. “Qua mùa nắng rồi thì có muốn cũng chẳng thể sản xuất được. Thời điểm cuối vụ, chị em chúng tôi tranh thủ hấp cá, làm cá bò để có thêm thu nhập. Vụ này đi qua, tùy theo việc, có thể chúng tôi sẽ làm nghề bán cá, phụ chồng đi biển hoặc tham gia làm mắm cùng chị em địa phương” - chị Ngô Thị Phượng ở thôn Trung Phường nói. Ông Võ Quốc Hai - cán bộ phụ trách thủy sản UBND xã Duy Hải cho biết, trên địa bàn hiện có 4 cơ sở chế biến cá bò, cá hấp với tổng sản lượng khoảng 7 nghìn tấn/năm, tạo thu nhập tương đối ổn định cho lao động nữ ở mức 3 triệu đồng mỗi tháng. Toàn xã cũng có gần 10 cơ sở chế biến nước mắm, thương hiệu tiếp tục được khẳng định nhờ hoạt động quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ dịp cuối năm.
Chế biến hải sản hoạt động hiệu quả ở xã Duy Hải nhờ khai thác tăng sản lượng trong thời gian qua. Đến nay, toàn xã có 127 tàu thuyền, tổng công suất 5.265CV, trong đó tàu cá có 11 tàu công suất từ 90CV trở lên. Nghề cá ở xã phân bổ theo các nghề lưới vây, câu khơi, câu cá hố, lờ mực. Đến xã Duy Hải hỏi tìm ngư dân sản xuất giỏi, người ta chỉ ngay đến ông Lê Chí ở thôn An Lương. Theo ông Chí, nghề câu cá hố gia đình khai thác đạt trong vài năm trở lại đây. Mỗi chuyến biển (khoảng 10 ngày - PV) đem lại nguồn thu hàng chục triệu đồng. Từ việc ổn định sản xuất, ông Chí đang đầu tư cải hoán nâng cấp tàu cá có công suất từ 60CV lên thành 150CV để thuận lợi hơn trong sản xuất.
Tổng sản lượng đánh bắt trong năm 2014 của Duy Hải đạt hơn 6 nghìn tấn, vượt 15% so với kế hoạch. Đáng chú ý, hải sản xuất khẩu như mực, cá hố chiếm khoảng 33% sản lượng chung. Đến thời điểm này của năm 2015, tổng sản lượng khai thác hải sản của xã đạt khoảng 5 nghìn tấn (tăng 10% so với cùng kỳ). Ông Nguyễn Văn Thống - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Hải cho rằng, nghề biển của xã tương đối phát triển trong thời gian qua nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Địa phương đang khuyến khích ngư dân góp vốn đầu tư tàu có công suất lớn để đánh bắt xa bờ theo hướng vừa khai thác vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tin vui đối với làng biển Duy Hải là mới đây, UBND tỉnh đã có quyết định phân bổ cho ngư dân địa phương được vay vốn lãi suất ưu đãi để đóng mới 3 tàu vỏ composite có công suất từ 800CV trở lên để hoạt động trên các vùng biển xa của Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm

Đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê tỉnh Gia Lai cho biết, trong khi giá tiêu trên thế giới vẫn đang ổn định, giá tiêu Ấn Độ thậm chí còn tăng 5% thì không có lý do gì khiến cho giá tiêu Việt Nam lại giảm nhanh và mạnh như vậy.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, nguồn lợi thủy sản có chiều hướng suy giảm trong khi giá cả nhiên liệu chi phí đầu vào tăng dẫn đến thu nhập ngư dân không cao. Do vậy, nhiều ngư dân đánh bắt thủy sản trên biển tại tỉnh Bến Tre đã liên kết lại để nâng cao hiệu quả khai thác và xu hướng hợp tác này đang phát triển rộng khắp.

Một trong những khó khăn lớn hiện nay của sản xuất nông nghiệp và cũng là khó khăn của nông dân là tiêu thụ nông sản. Do không có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định và bền vững, người nông dân hiện đang rất bị thua thiệt bởi tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” triền miên.

Nằm giữa sông Tiền lộng gió, cù lao xã Ngũ Hiệp được phù sa bồi đắp không chỉ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển, mà cả giống vú sữa bơ được anh Nguyễn Văn Phúc ở ấp Tân Sơn (Tiền Giang) mạnh dạn trồng trên đất cù lao cho thu nhập cao.

Theo Ban quản lý dự án Lifsap Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 3 vùng thí điểm thực hành chăn nuôi tốt, gồm: các huyện: Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Trong đó có 52 nhóm và 1.047 hộ chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (GAHP); 24 hệ thống trộn thức ăn đã được lắp đặt cho các nhóm để tự chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 78 hộ GAPH được cấp chứng nhận đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc.