EU Tăng Kiểm Soát Đặc Biệt Với Trái Thanh Long Của Việt Nam

EU tăng 20% tần suất kiểm tra chất lượng của trái thanh long Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này.
Vừa qua đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến chất lượng thực phẩm không đạt chuẩn khi xuất khẩu vào thị trường EU khiến cơ quan này phải ra “tối hậu thư” cho phía Việt Nam yêu cầu không tái phạm. Theo đó, trái thanh long của Việt Nam bị kiểm soát đặc biệt khi xuất khẩu vào EU.
Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNN vừa có văn bản chính thức phổ biến rõ về việc chất lượng thanh long nhập khẩu vào EU. Cụ thể, từ ngày 1/10/2014 trái thanh long Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm tra tăng với tần suất 20%, để phân tích tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Để tránh gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình xuất khẩu thanh long vào EU, Nafiqad yêu cầu Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệp hội Rau quả Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thông báo và phổ biến kịp thời quy định mới này tới các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, xuất khẩu vào EU, đảm bảo an toàn thực phẩm theo đúng quy định của EU.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 2 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tổng kinh phí đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để xây dựng các tiêu chí NTM trên địa bàn 7/7 xã của TP Cà Mau trên 154 tỷ đồng.

“Thấy những sản phẩm thải ra từ trại gà phải vứt đi nghĩ cũng uổng phí”, anh Nguyễn Thanh Hùng (ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, Bến Cát, Bình Dương) mang niềm trăn trở đi tìm một mô hình chăn nuôi kết hợp “đặng làm sao tận dụng được nguồn thức ăn phong phú từ trại gà”!

Gặp chúng tôi, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Thanh Nưa, ông Vi Văn Nhọt phấn khởi khoe về mô hình khoanh nuôi, bảo vệ rừng của Chi hội người cao tuổi Hạ Thanh. Tuy là tự phát nhưng được duy trì và phát triển hiệu quả là nhờ tinh thần lao động hăng say, ý thức trách nhiệm, lòng kiên trì không ngại vất vả của tất cả các hội viên trong chi hội. Điều đó mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho người dân Hạ Thanh và là tấm gương trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.