Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường
Trong chuyến công tác Phú Thọ vừa qua, phóng viên có cơ hội được tận mắt chứng kiến những gốc bí sai trĩu quả leo kín các cây bóng mát.
Anh Hà Văn Phái (thôn Lạng, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Phú Thọ) - một chủ hộ trồng nhiều gốc bí “khổng lồ” ở giữa rừng già Xuân Sơn (Vườn quốc gia Xuân Sơn) cho biết, giống bí trên rất kỳ lạ, chỉ ưa leo cây và không bón phân mới ra quả.
Nếu ai không biết bón nhiều phân là cây sẽ không những không ra quả mà còn chết ngay.
Giống bí lạ khổng lồ cho quả nặng trên dưới 10kg
...dài 20-40 cm.
Anh Phái cho biết thêm, năm nay nhà anh trồng 4 gốc bí từ đầu năm, cho leo các cây mít, bồng bồng, bưở...
Bí lớn rất nhanh và cho nhiều quả, trung bình mỗi gốc cho trên dưới 50 quả, mỗi quả dài 20-40 cm, nặng trên dưới 10kg/quả.
“Bí cho quả ăn rất mát và ngọt, gia đình tôi không bán mà thường dùng để ăn thay rau, hoa quả.
Nhiều hôm đi làm nương về mệt, bổ bí ra ăn là hết mệt ngay” - anh Phái hồ hởi khoe.
Giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường ở xã Xuân Sơn trồng bằng cách cho leo các cây bóng mát.
Lý giải về nguồn gốc giống bí lạ khổng lồ này, bà Hà Thị Ăm (70 tuổi) cho biết:
“Không rõ bí có từ bao giờ, khi sinh ra đã thấy mọc leo các cây trong rừng và cho nhiều quả, dân bản ăn thấy mát, ngọt nên mang về trồng, đến giờ nhà ai cũng trồng nhiều”.
Ông Bàn Văn Lâm – Bí thư Đảng ủy xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn cho biết: Loài bí xanh lớn này được người dân trong và ngoài xã trồng khá phổ biến, phần lớn bà con dùng để ăn thay cho rau, hoa quả chứ ít bán ra ngoài.
Các quả bí ra sai nặng trĩu các cây bóng mát.
“Dù quả rất to, dài nhưng núm rất dai, chắc không bao giờ đứt được đâu” – anh Phái chia sẻ.
Các phần như dây, ngọn, hoa bí rất giống với giống bí thường.
Do quả bí to, mỏng vỏ nên việc thu hoạch khá khó khăn, cần phải có người khỏe mới hái nổi
Bên trong quả bí khá đặc ruột, ruột trắng thơm, ăn rất ngọt.
Khi bí chín, bà con dân tộc Mường lại thu hoạch đem để gần bếp, nhằm giúp cho bí bảo quản được lâu, vừa dùng làm thức ăn hàng ngày và làm giống cho vụ sau.
Các dây bí khổng lồ leo cây bóng mát thả quả xuống bên mái nhà sàn người Mường nhìn rất đẹp mắt.
Có thể bạn quan tâm
Khi nuôi tôm gặp nhiều rủi ro, ông Nguyễn Văn Siếu (ấp 17, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình - Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi thử con hào. Ngoài việc nuôi thủy sản trên 1,5ha, ông Siếu nuôi hào bè trên sông và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông dân vùng ĐBSCL đang bước vào vụ thu hoạch lúa thu đông 2013. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi và nhờ tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa tại một số địa phương ĐBSCL cao hơn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nông dân trồng lúa vẫn chưa vui, vì giá lúa đang ở mức thấp…
Từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) thả nuôi 470ha thủy sản, đạt 70% kế hoạch. Năm nay, do cá thát lát cườm thương phẩm tăng giá từ 80.000 - 90.000 đ/kg tăng gần gấp đôi năm rồi, nên nhiều người trở lại đầu tư nuôi cá này, dẫn đến giá con giống cũng tăng theo.
Ngay từ những năm đầu của thập niên 1990, nghề NTNL đã xuất hiện và bắt đầu từ năm 2000 NTNL phát triển nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, năm 2000 diện tích NTNL toàn tỉnh chỉ đạt 2.617 ha với sản lượng 1.348 tấn, tạo việc làm cho 5.000 lao động; đến năm 2012 diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh đạt 5.082 ha, sản lượng đạt 11.821 tấn và tạo ra việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động địa phương.
Sau thời gian giá nhím con ở mức khá cao: khoảng 15 triệu đồng/cặp, thì hiện nay người chăn nuôi chỉ cần đầu tư khoảng 1,2 triệu đồng/cặp để chăn nuôi. Giá nhím giống giảm mạnh cũng kéo theo giá nhím thịt giảm từ trên 500.000 đồng xuống chỉ còn 150.000 đồng/kg.