Giới Thiệu Giống Lúa Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu

Ngày 24-9, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp Viện lúa ĐBSCL tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang).
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện lúa ĐBSCL trao giống lúa HG2 cho người dân trồng thử nghiệm trong vụ Đông xuân 2012 - 2013.
Buổi hội thảo thu hút hàng chục nông dân tham gia trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận và chọn lựa giống lúa thích ứng với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, mùa vụ, cũng như thị trường tiêu thụ với các nhà khoa học trong tỉnh và Viện lúa ĐBSCL.
Sau khi tham quan thực tế ruộng lúa Thu đông được trồng khảo nghiệm với 15 loại giống chất lượng của hộ ông Trần Văn Nhường, ở ấp 3, xã Vị Đông do Viện lúa chuyển giao trước đó, đa số nông dân tham dự hội thảo đều quan tâm, chú ý đến những giống lúa có khả năng chống chịu rầy nâu, đạo ôn nhưng có phẩm chất gạo dẻo, ngon cơm như HG2, thậm chí chống chịu với vùng đất nhiễm phèn, năng suất 7 - 9 tấn/ha như OM 6L, OM 7L…
Dịp này, Viện lúa ĐBSCL đã giới thiệu và chuyển giao 18 kg lúa giống chất lượng cao gồm: OM 7L và HG 2 (OM 6161) cho bà con trồng thử nghiệm và tạo nguồn giống sản xuất cho gia đình. Nhất là chuyển giao 2 bộ giống (mỗi bộ trên 10 loại giống) với thời gian sinh trưởng ngắn, từ 80 - 95 ngày có khả năng thay thế giống IR 50404 để trồng thử nghiệm trong vụ Đông xuân tới.
Có thể bạn quan tâm

Là huyện miền núi, diện mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tuy không lớn với hơn 120 ha, nhưng nhiều năm nay, người dân huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã biết khai thác lợi thế này để ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Những năm gần đây, một số hộ dân ở xã Liên Minh (Vụ Bản - Nam Định) đã mạnh dạn đưa một số con nuôi vào sản xuất như nuôi dế giống, dế thương phẩm, nuôi hươu lấy nhung và lợn rừng cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khoảng 9 giờ sáng ngày 21-7, tại tuyến sông Hậu, đoạn khu vực Vịnh Cây Kìm, xã Khánh An (An Phú - An Giang) một con cá tra dầu nặng 86 kg đã dính lưới ngư dân. Con cá tra đã được ngư dân bán lại cho ông Huỳnh Thanh Hồng, Trưởng Công an xã Quốc Thái, với giá 180.000 đồng/kg.

Thời gian gần đây, nghề nuôi bò vỗ béo đã phát triển mạnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho bà con nông dân.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi 5 sào ruộng cấy lúa hay bị thiếu nước, năng suất bấp bênh sang trồng bí cao sản Đài Loan, anh Hoàng Văn Dũng ở thôn Hà Am, xã Cao Xá (Tân Yên - Bắc Giang) có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi vụ.